Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sau tiêm phòng lao cho trẻ, cần xử trí như thế nào với các phản ứng phụ?

Những phản ứng phụ thường khiến các phụ huynh rất lo lắng sau khi cho trẻ đi tiêm phòng lao: sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… Thường thì họ rất lúng túng không biết xử trí ra sao cho phù hợp với những tình trạng này. Sau đây là cách xử trí phản ứng phụ sau khi tiêm chủng cho bé.

Có thể bị những phản ứng gì?

Cũng như các loại thuốc và vaccin khác, vaccin tiêm phòng lao có thể gây ra một số tác dụng phụ còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng. Các bà mẹ đừng quá lo lắng vì đây là liều bình thường, chứng trẻ trẻ có đáp ứng với vaccin và trẻ sẽ tự khỏi trong vòng một vài ngày.

Những phản ứng này thường nhẹ như: sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ trẻ quấy khóc, chán ăn, mệt, nổi ban và nổi nốt sần. Các nốt sần nhỏ như da cam ở chỗ tiêm, thường mất đi trong vòng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét khoảng 10mm. Vết loét này tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Ðây là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vaccin đã có hiệu quả đối với trẻ. Viêm hạch, sưng hạch cũng thường xuất hiện sau khi tiêm vaccin phòng lao từ 3 đến 5 tuần và sẽ tự biến mất khoảng 1 tháng sau mà không để lại bất kỳ di chứng nào.

Hạch sau tiêm chủng phòng lao

Xử trí tại nhà khi trẻ bị những phản ứng nhẹ

– Nếu trẻ sốt nhẹ: lau mát cho trẻ bằng nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo sự tư vấn của nhân viên y tế. Nếu có sưng đau tại chỗ tiêm có thể chườm lạnh tại nơi tiêm bằng cách dùng khăn thấm nước lạnh sạch chườm vào chỗ tiêm. Cho trẻ bú mẹ, ăn uống bình thường, uống nước nhiều hơn. Tránh không chạm vào chỗ tiêm khi bế hoặc ôm trẻ.

– Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi trẻ bị những phản ứng nặng hơn để được thăm khám và điều trị thích hợp ở những trường hợp sau: Các phản ứng sau tiêm trở nên trầm trọng hơn như: sốt cao, bỏ bú,… kéo dài 1-2 ngày; Vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần; Cấp cứu ngay những những trường hợp: Sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, da tím tái, lõ mõ, co giật, liệt, hôn mê…

Lưu ý: Không xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm như một số người hay làm vì có thể gây kích thích chỗ tiêm làm bé bị sưng, đau và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em , Tiêm chủng cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • Tất cả các vắc-xin đều an toàn cho trẻ sơ sinh?
  • Cách chăm sóc cho trẻ tại nhà sau khi tiêm chủng
  • Chảy máu cam ở trẻ- Nguyên nhân và cách khắc phục.
  • Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Bình luận

  1. Thanhloan đã bình luận

    14/07/2012 at 10:38 sáng

    Chào MYC!
    Cháu nhà em sinh thiếu tháng (34 tuần, bé trai ) lúc sinh cháu được 2 kg, giờ cđược hơn 5 tháng rồi cháu mới được 6.5 kg- cao 55cm, như vây có bị SDD không ạ? em nên cho cháu ăn như thế nào để tăng chiều cao và cân nặng cho cháu? vì em phải đi làm nên đã cho cháu tập ăn dặm bằng bột gạo có say thêm thịt, cá, trứngvà rau củ và uống thêm sưa bột.

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Kiêng gì khi bị sốt phát ban?

Kiêng gì khi bị sốt phát ban?

Chảy máu chân răng ở trẻ – Nguyên nhân và điều trị

Chảy máu chân răng ở trẻ – Nguyên nhân và điều trị

Cách trị ho cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Cách trị ho cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Tổng hợp món cháo bổ dưỡng tăng đề kháng cho bé

Tổng hợp món cháo bổ dưỡng tăng đề kháng cho bé

Chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn