Hỏi: Chào bác sĩ!
Em muốn bác sĩ tư vấn giúp cho em với: em bị prolactin cao, đã làm IUI tại bệnh viện sản C 1 lần nhưng không thành công, chồng em tinh trùng yếu, ít. Em có chỉ định làm TTON, xin hỏi bác sĩ là làm TTON vào thời điểm nào là tốt nhất, và có làm được luôn không hay phải chờ duyệt hồ sơ như ở bệnh viện sản C gần 1 năm?
Trả lời: Bạn Định thân mến,
Để làm thụ tinh trong ống nghiệm, bạn cần có thời gian và sự chuẩn bị để đạt kết quả tốt nhất. Các bước chuẩn bị bao gồm:
– Bạn phải xét nghiệm máu để lọai trừ các bệnh lý lây truyền: HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai…
– Chích ngừa rubella…
– Bạn sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng nhằm thu được nhiều trứng để có cơ hội có thai cao hơn.
– Chồng bạn cũng được làm các xét nghiệm về bệnh lý lây truyền và phân tích tinh dịch đồ để xác định chất lượng, số lượng tinh trùng.
Sau thời gian tiêm thuốc kích thích buồng trứng và theo dõi nang noãn trưởng thành, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng, đồng thời bác sĩ cũng lấy mẫu tinh trùng của chồng bạn để chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm.
Tùy vào chất lượng và số lượng tinh trùng của chồng bạn mà quyết định phương pháp thụ tinh.
1. Thụ tinh trong ống nghiệm(IVF): Tinh trùng sau khi lọc rửa được đặt vào đĩa nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho gặp trứng vừa chọc hút để tiến trình thụ tinh xảy ra tự nhiên.
2. Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI): Tinh trùng được lấy vào một loại kim đặc biệt, sau đó mỗi tinh trùng được tiêm vào bào tương mỗi trứng vừa chọc hút.
Nếu có phôi thụ tinh, bạn sẽ được thông báo đến bệnh viện để được chuyển phôi vào buồng tử cung. Sau chuyển phôi, bạn được kê toa thuốc nội tiết hỗ trợ để giúp tăng cơ hội làm tổ của phôi.
Trường hợp của bạn nên chuẩn bị tốt tình trạng sức khỏe, đồng thời khám vả điều trị ổn định mức prolactin trong máu trước khi làm TTON. Khi sức khỏe và mức prolactin trong máu ổn định, đây cũng là thời điểm tốt nhất để làm TTON cho bạn.
Hiện nay tỉ lệ các cặp vợ chồng có nhu cầu điều trị hiếm muộn cao nên một số trung tâm hiếm muộn cũng quá tải. Tùy thuộc vào số người đăng ký làm TTON mà bạn sẽ được giải quyết sớm hay muộn, nếu thời gian chờ đợi lâu bạn có thể xin khám và điều trị ở một bệnh viên khác có khoa hỗ trợ sinh sản và TTON.
Chúc hai bạn mau có em bé!
Nguyễn thị Hà đã bình luận
+ Mật độ tinh trùng : 45×10 mũ 6/ml
+ Độ di động (A+B): 28.0 %
Bác Sĩ 1 nói : hơi yếu. chỉ cần ăn uống là ổn
Bác sĩ 2 kết luận: như thế này là khó có con
bs xem giúp em xem kết quả thế nào nhé? Thanks bs ạ