Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sử dụng bột gạo ăn dặm sao cho hợp lí?

Bột gạo là món ăn đầu tiên nhiều bé được mẹ cho thử khi tập ăn dặm. Bột gạo cho giai đoạn đầu ăn dặm thường được chế biến kèm với vị sữa, vị hoa quả, các loại hạt… để tạo hương vị ngọt, thơm ngon lại nhiều dinh dưỡng cho bé.

Khi ấy, bột gạo ăn dặm còn gọi là bột ngọt ăn dặm, giàu vitamin, chất kẽm, sắt, giúp tăng hệ miễn dịch và thiamin – chất giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ thức ăn.

Lý do bột gạo được nằm trong số các món tập ăn dặm

Tránh lạm dụng bột gạo ăn dặm

Bột gạo là món “hoàn hảo” cho bé mới ăn dặm. Lý do chính là vì bột gạo dễ tiêu hoá, phù hợp với dạ dày còn non nớt của bé và ít gây dị ứng. Bột gạo không chứa gluten và cũng không dễ gây dị ứng cho bé như các món từ trứng, đậu nành, sữa bò…

Bột gạo lại không có vị nên dễ dàng để kết hợp cùng các vị khác, tạo nên món thơm ngon cho bé yêu. Hơn nữa, bột gạo khi chế biến chín có kết cấu mịn, lỏng, khiến bé không khó khăn trong việc nhai hay nuốt.

Sử dụng

Ngày nay có nhiều hương vị bột ăn dặm (còn gọi là bột ngũ cốc) dành cho bé ở giai đoạn “tập tành” ăn dặm. Bạn có thể mua bột đóng hộp, pha theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp, trộn với sữa mẹ hay sữa công thức rồi cho bé ăn khi bột còn ấm hoặc khi nguội. Để bắt đầu, bé có thể chỉ ăn dăm ba thìa bột một bữa/ngày rồi tăng dần lên.

Không nên lạm dụng bột khi mới ăn dặm

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, một số nhãn hiệu bột gạo (bột ngũ cốc) ăn dặm có thể chứa chất độc gây hại, như asen – chất liên quan tới ung thư và tổn thương thận. Asen có thể nhiễm vào hạt gạo do nguồn nước tưới bị ô nhiễm.

Một số nghiên cứu cho biết, ở giai đoạn đầu ăn dặm do thận bé còn yếu nên nếu ăn quá 2-3 bữa bột gạo mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm asen ở bé lên tới 50 lần (so với những bé chỉ ăn một bữa bột gạo/ngày). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, số lượng bột gạo ít ỏi mà bạn cho bé ăn giai đoạn tập ăn dặm không đủ để gây những vấn đề về sức khoẻ lâu dài cho bé. Dù vậy thì cũng không nên cho bé ăn quá nhiều bữa bột/ngày, nhất là giai đoạn đầu. Nên tập cho bé ăn dặm với các món rau củ quả nghiền nhuyễn khác.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ , Chăm sóc trẻ em , Dinh dưỡng cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • Những thực phẩm mẹ cần tăng cường cho bé yêu chống đỡ với dịch sởi
  • Hệ lụy khôn lường của thuốc tăng cân nhanh cho trẻ
  • Những loại thực phẩm mẹ không nên cho bé ăn cùng nhau
  • Cách bảo quản thức ăn dặm trong ngăn đá tủ lạnh
  • Đau đầu vì bà nội chăm cháu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn