Lên chức cha mẹ, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải kiêm nghiệm luôn vai trò bác sĩ, bắt bệnh cho con mỗi khi chúng sổ mũi, hắt hơi, khó chịu… Vì thế mà kiến thức y tế của bạn tăng lên một cách đáng kể.
Việc tự trang bị thêm cho mình những hiểu biết về triệu chứng bệnh lý đáng lo, giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn đấy. Vì thực tế, có những triệu chứng bệnh lý ở trẻ nhỏ, bạn nghĩ rằng ‘Nhẹ thôi mà!’, ‘Đơn giản, uống vài viên thuốc là khỏi’, nhưng kỳ thực lại nghiêm trọng hơn bạn tưởng.
Dưới đây là 12 dấu hiệu bệnh trẻ em, bạn không được coi nhẹ:
1. Sốt 100.4°F hoặc cao hơn với trẻ dưới 3 tháng tuổi; hơn 101°F với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi; hơn 103°F với trẻ 6 tháng đến 2 tuổi.
Các bác sĩ nhi khoa nhấn mạnh rằng, khi cơn sốt ‘tấn công’ trẻ thì nhiệt độ trên nhiệt kế không quan trọng bằng thân nhiệt của trẻ mà bạn cảm nhận được. Đặc biệt lưu ý, với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, nếu sốt 100.4°F hoặc cao hơn thì cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt. Nếu bé sốt do nhiễm khuẩn, ví như nhiễm trùng đường tiết niệu, nó có thể nhanh chóng lan khắp cơ thể.
Đối với trẻ trên 2 tuổi, sốt là bệnh lý phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé không mất nước và có biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, khi không chắc chắn về phương pháp ‘giải cứu’ con khỏi sốt, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ nhé!
2. Trẻ không hạ sốt dù đã uống thuốc, hoặc sốt kéo dài hơn 5 ngày
Nếu sau khi bạn cho con uống các loại thuốc hạ sốt như acetaminophen hay ibuprofen mà nhiệt độ trên nhiệt kế vẫn không hạ xuống sau 6 giờ, hãy gọi ngay bác sĩ. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng quá nặng và cơ thể trẻ không miễn dịch được.
Trẻ bị sốt do nhiễm virus cảm lạnh hay cúm thì sẽ khỏi trong vòng 5 ngày. Các cơn sốt kéo dài lâu hơn, cho dù nhiệt độ không cao lắm, có thể do vi khuẩn viêm phổi gây ra và trẻ nên được đưa đi khám bác sĩ.
3. Sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban (giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ)
Nếu trẻ có những triệu chứng này, việc bạn cần làm ngay và luôn là đưa trẻ đến bác sĩ, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
4. Nổi mẩn theo các xoáy tròn, có những đốm nhỏ li ti không biến mất khi bạn ấn lên da, hoặc xuất hiện các vết bầm lớn
Nổi mẩn hình vòng tròn với đốm màu nhạt ở giữa có thể là triệu chứng của bệnh Lyme. Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy những đốm nhỏ li ti bằng đầu kim dưới da, vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Bất cứ vết bầm lan không rõ nguồn gốc nào cũng có thể là biểu hiện của một loại rối loạn về máu.
Một vết ban lớn, thường hơi sưng lên, có thể là dấu hiệu dị ứng. Nếu trẻ có khó thở, kích động hoặc mệt mỏi, hôn mê, bạn nên cho con đi bác sĩ khám ngay.
5. Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc hình dạng nốt ruồi cũ thay đổi
Nên theo dõi nốt ruồi của trẻ, đặc biệt là những nốt bẩm sinh, bởi vì nó có nguy cơ cao biến thành ác tính. Hãy chú ý kiểm tra da của trẻ thật kỹ khi tắm và tham vấn ý kiến bác sĩ khi nốt ruồi bỗng ‘biến hình’ hoặc sưng lên… vì đó có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư da.
6. Đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng
Nếu con bạn bị đau bụng dưới, bên phải thì hãy bảo con thử nhảy lên xuống – nếu con đau đớn hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa.
Nếu trẻ dưới 4 tuổi và bị đau bụng, lúc thì quặn thắt lúc lại không sao, đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột – một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau. Cơn đau xuất hiện tăng thêm sau mỗi 20 – 60 phút, đi kèm ói, sốt, trong phân có máu, hoặc nhu động ruột đi ra phân giống thạch nho. Hãy gọi bác sỹ nếu con bạn chỉ đau thôi, nhưng nếu bé bị đau thắt kèm với các dấu hiệu trong phân, hãy đưa bé thẳng đến bệnh viện.