Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khi trẻ bị chó cắn…

Chó cắn là hiện tượng không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày do chó trở thành vật nuôi gần gũi trong mỗi gia đình, nên bé dễ tiếp xúc, đùa giỡn với chúng và tăng nguy cơ bị chó cắn. Vậy khi trẻ bị chó cắn, bạn nên làm gì?

Cách xử trí khi trẻ bị chó cắn

Khi bị chó cắn, trẻ rất hoàng loạn, vì vậy, việc đầu tiên bạn cần an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ.

Không cho bé đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo.
Không cho bé đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo.

Không cho bé đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo.

Sau khi bé bình tĩnh, bạn cần xem xét vết thương của bé: có bao nhiêu vết thương? Vị trí của vết thương? Vết thương có sâu, có xước da hay chảy máu? Tiếp theo, bạn cần lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát, dùng xà phòng rửa vết thương cho bé dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Bạn cũng nên rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.

Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70o hoặc dung dịch iode).

Bạn cần sử dụng một miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ vết thương lại cho trẻ, không khâu kín da hay băng quá kín.

Sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

Khi bạn đã thực hiện xong các bước sơ cứu trên, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám, kiểm tra và có chỉ định thích hợp cho bé.

Bạn cũng cần lưu ý: phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay khi bé bị chảy máu nhiều, trẻ xanh tái, mệt,…

Tiêm phòng cho trẻ

Nói chung, mọi trẻ bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nếu trẻ bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), hiệu quả phòng bệnh rất cao nếu bé được chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày.

Tùy vào tình trạng vết thương và tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván cho trẻ bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí như bộ phận sinh dục, đầu ngón tay, đầu ngón chân, vết thương sâu và nhiều, bé có thể được tiêm huyết thanh kháng dại.

Phòng ngừa trẻ bị chó cắn

Để đề phòng trẻ bị chó cắn, bố mẹ cần để mắt trông chừng trẻ. Không cho bé đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo.

Giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần, không chọc phá súc vật.

Những vật nuôi nuôi trong nhà, thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo cần được tiêm phòng dại.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ , Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Các loại viêm họng thường gặp ở trẻ
  • Để mẹ luôn khỏe khi chăm con ốm
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để chống các dịch bệnh một cách hữu hiệu nhất
  • Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị dị ứng
  • Ngủ ngon giấc giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?

Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?

Bổ sung axit folic, sắt và canxi cho mẹ bầu vào thời điểm nào?

Bổ sung axit folic, sắt và canxi cho mẹ bầu vào thời điểm nào?

10+ dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ dưới 1 tuổi

10+ dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ dưới 1 tuổi

Nhận biết dấu hiệu rối loạn nội tiết tố

Nhận biết dấu hiệu rối loạn nội tiết tố

Bị rối loạn nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì?

Bị rối loạn nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn