Theo các nhà khoa học, ngay từ 3 tháng cuối thai kỳ, sự phát triển của trẻ đã thể hiện rất rõ ở bộ não, và 3 năm đầu đời chính là giai đoạn quan trọng nhất để cha mẹ tập trung đầu tư cho khả năng học hỏi của trẻ.
“Cửa sổ cơ hội” (Window of opportunity) là cụm từ mà các chuyên gia nghiên cứu về bộ não – hành vi – sự phát triển của trẻ sử dụng để chỉ những năm đầu đời, khoảng từ 0-6 tuổi. Đây là giai đoạn cung cấp những kích thích để tạo thành nhiều kết nối thần kinh trên não bộ giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như văn hóa và nhận thức trong tương lai của trẻ. Phát huy tối đa “cửa sổ cơ hội” cho trẻ chính là giúp trẻ tiếp thu, học hỏi, phát huy hết tiềm năng của mình ngay từ bước khởi đầu quan trọng này.
Não bộ – nền tảng cho sự phát triển của trẻ từ những tháng đầu đời
Theo các nhà khoa học, ngay từ 3 tháng cuối thai kỳ, sự phát triển của trẻ đã thể hiện rất rõ ở bộ não, và 3 năm đầu đời chính là giai đoạn quan trọng nhất để cha mẹ tập trung đầu tư cho khả năng học hỏi của trẻ. Ở thời kỳ này, các tế bào não bắt đầu phát triển kích thước và hình thành nên hệ thống dây thần kinh. Trí não càng được kích thích phát triển bao nhiêu thì hệ thống dây thần kinh càng nhiều làm bộ não nặng hơn gấp đôi. Từ 6 tháng đến 3 tuổi, trọng lượng của bộ não tăng lên đến mức bằng 80% so với bộ não người trưởng thành. Từ năm thứ 3 trở đi, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng chậm dần và đến năm 6 tuổi, cấu trúc kết nối của bộ não đã gần như hoàn thiện.
Trong não bộ, phần não trước có kích thước lớn nhất, bằng 1/3 bộ não, là trung tâm của sự thông minh và việc học hỏi ở mức độ cao, có nhiệm vụ tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch, và hoạt động của cơ thể. Sự phát triển não bộ, đặc biệt là não trái sẽ quyết định khả năng học hỏi của trẻ, thể hiện ở: Sự tập trung (Concentration), Sự ghi nhớ (Memory) và Khả năng giải quyết vấn đề (Problem Solving). Nhờ nền tảng này, trẻ bắt đầu những bài học đầu tiên, từ việc trườn, bò, ngồi, đứng và chạy… Những bài học đầu tiên này là chìa khóa để mở ra khả năng học hỏi và sự phát triển của trẻ trong tương lai, khi trẻ bắt đầu tiếp xúc và làm quen với thế giới bên ngoài. Lúc này, trẻ sẽ sử dụng những gì mình đã tìm hiểu và ghi nhớ xử lý những tình huống xảy ra xung quanh mình.
Bổ sung năng lượng cho “cửa sổ cơ hội”
Muốn phát huy “cửa sổ cơ hội”, bộ não – nền tảng cơ bản của trẻ cần được phát triển một cách tốt nhất. Khoa học đã chứng minh rằng, DHA/ARA là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển này. Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm – Viện Phó Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia chia sẻ rằng, một đứa trẻ khi nhận được đầy đủ DHA theo mức khuyến cáo của FAO/WHO, trí não sẽ sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh, giúp phát triển trí thông minh, phát triển trí nhớ và cách suy nghĩ phân tích giúp xử lý tình huống có hiệu quả. Trong sự phát triển của trẻ ở giai đoạn vàng, phần não trán cần một lượng lớn DHA để tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch và hoạt động của cơ thể.
Nghiên cứu lâm sàng cũng đã chứng rằng trẻ 9 tháng được uống sữa có hàm lượng đúng DHA và ARA ngay từ những tháng đầu đời có sự tập trung, ghi nhớ, suy nghĩ phân tích và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Trong tổng số 229 trẻ tham gia nghiên cứu, những trẻ được cung cấp đủ DHA, ARA có tỷ lệ vượt qua được ba lần trắc nghiệm cao hơn so với số còn lại… Hàm lượng đúng DHA theo khuyến cáo của FAO/WHO theo đó dành các bà mẹ mang thai và cho con bú là khoảng 200mg/ngày; đối với trẻ nhỏ là 17mgDHA/ 100kcal và 34mgDHA/100kcal; đối với trẻ từ 1-6 tuổi từ 75mg DHA/ ngày (tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ).
Như vậy, cung cấp đủ hàm lượng DHA/ARA theo đúng nhu cầu của các giai đoạn trong sự phát triển của trẻ chính là bổ sung năng lượng để bé phát triển tối đa “cửa sổ cơ hội”, phát triển khả năng học hỏi của trẻ ngay trong những năm đầu đời.