Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những dấu hiệu cho thấy bé sắp mọc răng sữa.

Thời kỳ mọc răng sữa đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của trẻ nhỏ. Khi mọc răng sữa bé thường cáu kỉnh, bỏ bú và có các dậu hiệu sốt, ho, chảy dãi nhiều… Dưới đây là những dấu hiệu báo bé sắp mọc răng sữa, các mẹ hãy chú ý để chăm sóc răng cho con nhé!

images (8)

1.Chảy dãi nhiều

Hiện tượng trẻ chảy dãi là do trẻ có dấu hiệu mọc răng. Nguyên nhân, do quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng khiến trẻ chảy dãi nhiều hơn bình thường. Hiện tượng này xảy ra từ khi bé được 10 tuần tuổi tới 4 tháng tuổi. Trong thời gian đó, mầm răng sẽ “ủ” và “chồi” lên trên lợi dần dần.

2. Trẻ bị sốt, lười ăn

Khi trẻ bị sốt hầu hết các mẹ thường nghĩ ngay do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Tuy nhiên, dấu hiệu sốt kèm theo lười ăn, trẻ thích ăn đồ mềm dễ nuốt, lợi sưng đỏ thì trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Sở dĩ trẻ bị sốt do khi lợi bắt đầu nứt, gây đâu và dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi vi khuẩn tấn công lợi hệ miễn dịch của trẻ sẽ hoạt động và làm nóng cơ thể để tiêu diệt vi khuẩn, chúng ta thường gọi đó là sốt.

Trong trường hợp này, mẹ có thể cho bé ăn thực phẩm mềm, nếu trẻ sốt cao quá thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt và theo dõi. Thông thường, cơn sốt nhẹ khi mọc răng sẽ hết trong khoảng 2 ngày.

3. Xung quanh cằm và miệng bị nổi ban

Do nước dãi của các bé chảy ra nhiều nên những vùng da khô mà bị tiếp xúc nhiều với nước dãi như cằm và xung quanh miệng sẽ bị nổi ban. Nhiều bé, hiện tượng nổi ban còn xuất hiện ở dưới cổ. Để đề phòng trường hợp này thì phụ huynh phải làm vệ sinh sạch sẽ cho các bé thường xuyên. nên lau khô nước dãi khi có dấu hiệu chảy ra ngoài khỏi khoang miệng.

4. Bị tiêu chảy

Đây là một triệu chứng chưa được chứng minh là sẽ xuất hiện trong thời kỳ bé mọc răng. Nhưng theo một số mẹ thì khi bé mọc răng sẽ có dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên các nha sĩ khuyên các bậc phụ huynh nếu thấy bé bị tiêu chảy nặng nên đưa tới nha khoa để xác định bệnh tình cũng như để điều trị kịp thời.

5. Thích cắn

Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

6. Bị ho

Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.

 

ctvthuy - 09/02/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi
  • Những dưỡng chất thiết yếu quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ
  • Mối nguy hiểm từ những món đồ chơi hàng ngày của bé
  • Áp lực, căng thẳng khiến trẻ hạn chế chiều cao
  • 7 nền tảng giúp trẻ thông minh hơn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn