Bà bầu lo ngại ăn nhiều đậu phụ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính của em bé, tuy nhiên, thực ra đậu phụ lại có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, miễn là bạn luôn ăn với số lượng vừa phải.
1. Đậu phụ và các sản phẩm từ đậu phụ rất phổ biến trong dinh dưỡng hàng ngày.
Nhiều bà bầu lo ngại ăn nhiều đậu phụ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính của em bé nhưng thực ra đậu phụ có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, miễn là bạn luôn ăn với số lượng vừa phải.
- Canxi trong đậu phụ rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi vì nó giúp xây dựng xương và răng.
- Đậu phụ có thể đóng góp một lượng lớn protein cho bà bầu; do đó, hỗ trợ phát triển các tế bào cho thai nhi.
- Chất sắt có trong đậu phụ giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân.
- Kẽm có trong đậu phụ giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng trưởng mô và điều chỉnh các enzyme.
- Đậu phụ giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.
- Các đặc tính chống oxy hóa của vitamin E trong đậu phụ thúc đẩy miễn dịch cho người mẹ.
- Những nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn đậu phụ thường xuyên cung cấp cho cơ thể năng lượng, protein, chất béo, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Chất isoflavones trong đậu phụ làm sạch các gốc tự do, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề liên quan tới thai kỳ. Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy, isoflavones còn làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ nên rất có lợi khi mang thai.
2. An toàn khi ăn đậu phụ khi mang thai
Chất ức chế trypsin trong đậu phụ và đậu nành ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy. Do đó, không nên ăn quá nhiều đậu phụ hay uống quá nhiều sữa đậu nành.
Đậu phụ, đậu nành không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao… gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi.
Nếu người mẹ bị dị ứng với đậu nành thì cũng có thể bị dị ứng với đậu phụ. Các dấu hiệu có thể gồm khó thở, nổi ban…
Ăn nhiều đậu phụ còn có thể gây co thắt và rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Lưu ý: Bà bầu có thể ăn các món với đậu phụ như đậu phụ rán, nấu canh, kho với thịt… và uống sữa đậu nành nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần. Riêng với đậu nành, mỗi ngày có thể uống một cốc nhỏ (khoảng 200ml) thì được coi là hợp lý.
Nhung nhíp đã bình luận
khi đưa bất cứ thuốc gì vào cơ thể đều có 2 mặt của nó bạn ạ.chỉ nên tiêm nội tiết nếu có chỉ định của bác sĩ thôi. Mình bị buông trứng đa nang, nội tiết yếu nên được chỉ định tiêm nội tiết để dễ thụ thai hơn Còn bạn thì cần đi khám bác sĩ cẩn thận rồi mới quyết định tiêm hay không nhé.
quynhpham đã bình luận
co nen tiem noi tiet truoc khi mang bau k ah? va tiem bao lau thi nen co thai a? cac me giup em voi