Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nhiễm giun – Mối nguy hại cho sức khỏe của trẻ

Theo báo cáo tổng hợp từ các quốc gia khu vực Châu Á, Việt Nam là nước có số người bị nhiễm giun cao nhất. Ước tính trung bình trong mỗi người Việt Nam có 8 giun đũa, 17 giun móc và 32 giun tóc sống ký sinh; tỷ lệ nhiễm giun dao động từ 30%- 80% gây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 40 triệu người đặc biệt ở trẻ em. Điều này để lại hậu quả khôn lường đối với sự phát triển của trẻ.

Biểu hiện của nhiễm giun và tác hại khi trẻ bị nhiễm giun

Biểu hiện rõ nhất của việc giun ký sinh trong ruột là rối loạn tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, buồn nôn, ngứa hậu môn… Tuy nhiên, các dấu hiệu này không đặc trưng và cũng có thể xảy ra trên bất kỳ tình cảnh rối loạn đường tiêu hoá nào khác không do nhiễm giun như ngộ độc thức ăn, bệnh đường tiêu hoá… Do đó, người bệnh thường không để ý, nhất là các bậc phụ huynh thường lo lắng cho con em mình bị bệnh khác hơn là giun, vì vậy tình trạng nhiễm giun thường kéo dài. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy thực sự nguy hiểm.

Tùy theo số lượng giun ký sinh trong ruột, nhiễm giun kéo dài sẽ đưa đến những tác hại ngày càng nặng nếu không được điều trị kịp thời. Giun đũa hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột non hoặc cũng có thể hấp thụ các thức ăn chưa tiêu hoá hết. Giun tóc và giun móc thì hút máu để sống dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Số lượng giun ký sinh trong cơ thể người càng nhiều, càng lâu dài thì các chất dinh dưỡng, vitamin, máu của trẻ bị chiếm đoạt theo thời gian ngày càng trầm trọng. Điều này dẫn đến trẻ sẽ phải đối mặt với hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm: biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá; nặng hơn nữa là tắc đường ruột, giun chui ống mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, sa trực tràng, tiêu chảy, suy tim…

Vì sao nên tẩy giun cho cả gia đình?

Nhiều gia đình nhất là người mẹ đều cho rằng chỉ cần tẩy giun cho bé là đã đủ, tuy nhiên, chúng ta cần phải cần biết là có nhiều loại trứng giun có thể tái nhiễm lại từ những người xung quanh và môi trường nhất là trứng giun kim. Trứng giun kim rất nhẹ, sau khi ra khỏi môi trường xung quanh, trứng có thể bám ở nhiều nơi trên sàn, trên drap, gối… vì thế chỉ cần chúng ta quét nhà là trứng có thể bay lên không khí và mọi người đều có thể hít vào và xuất hiện 1 chu trình sống mới của giun. Như vậy, các thành viên khác trong gia đình cũng sẽ bị lây nhiễm giun nếu có một thành viên trong gia đình bị nhiễm. Vì thế để cả gia đình cùng khỏe mạnh, việc chỉ tẩy cho bé là chưa đủ mà tất cả các thành viên trong gia đình nên tẩy giun trong cùng một thời điểm (cùng ngày) với bé để đạt hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, nên lưu ý phải thường xuyên giặt chăn mền để tránh tái nhiễm trứng giun đối với gia đình có trẻ bị nhiễm giun nặng.

Tẩy giun tập thể theo định kỳ trong nhà trường

Trường Đại học Y dược TPHCM vừa công bố một nghiên cứu liên quan đến tình trạng nhiễm giun kim ở trẻ em trong các trường mầm non. Các chuyên gia đã thực hiện xét nghiệm tìm trứng giun kim trên 2.300 trẻ được chọn ngẫu nhiên thuộc các trường mầm non nội-ngoại thành, kết quả có 5% trẻ mẫu giáo tại TPHCM bị nhiễm giun kim. Nguyên nhân chủ yếu là khi vui chơi, trẻ thường tì tay xuống nền nhà không được lau chùi hoặc sàn đất, nơi có chứa mầm bệnh (trứng giun kim), sau đó trẻ lại ngậm, mút ngón  tay. Các loại đồ chơi cũng nhiễm mầm bệnh từ trẻ, sau đó lây truyền sang các bé khác.

Vì thế nếu không có kế hoạch tẩy giun tập thể và định kỳ chúng ta sẽ rất khó kiểm soát được sự lây lan và tái nhiễm giun nhanh chóng. Đặc biệt là trong môi trường trường học khi các bé thường xuyên có sự giao tiếp trao đổi lẫn nhau. Vì thế việc tẩy giun tập thể định kỳ sẽ cho kết quả khả quan trong cùng một thời điểm và cùng một loại thuốc tẩy giun.

Việc tẩy giun tại các trường học là điều thiết yếu cần phải có, hiện nay có rất nhiều trường đã tổ chức tẩy giun học đường cho các em học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS, chi phí tẩy giun thường được huy động đóng góp từ các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó nhà trường còn rất quan tâm đến vấn đề tuyên truyền tác hại của nhiễm giun cho các em học sinh và các bậc phụ huynh.

Yêu cầu của thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun phải an toàn, hiệu quả và dễ sử dụng đặc biệt đối với thuốc dành cho trẻ em. Hiện nay các gia đình có thể chọn dạng thuốc tẩy giun chỉ dùng một viên duy nhất  cho bố, mẹ, con và có nhiều hương vị cho bé dễ lựa chọn (vị ngọt hương trái cây, vị ngọt hương sô-cô-la). Định kỳ uống 2-3 lần/ năm để hiệu quả tẩy giun tốt nhất.

Theo khuyến cáo của các cơ quan Y tế, bệnh giun đường ruột tác hại đến sự tăng trưởng của trẻ và thuốc Mebendazole 500mg có thể dùng một cách an toàn cho người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi, do đó thích hợp cho việc tẩy giun định kỳ. Bên cạnh đó, việc truyền thông giáo dục về phòng ngừa nhiễm giun giữa nhà trường và phụ huynh cũng góp phần ngăn chặn việc nhiễm giun trong cộng đồng.

Meyeucon.org - 20/04/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Tẩy giun cho trẻ

Bài viết liên quan

  • Phải làm sao khi trẻ nhiễm giun Kim
  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ- Những điều cha mẹ nên biết!
  • Nước xương có tốt cho trẻ hay không?
  • Dinh dưỡng dành cho bé 3-5 tuổi!

Bình luận

  1. tô thủy đã bình luận

    26/09/2010 at 5:19 sáng

    Xin cho biết khái niệm nhiễm giun là gì? con đường lây truyền các loại giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim và cách phòng tránh. Xin cám ơn.

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      26/09/2010 at 8:44 chiều

      Bạn có thể xem các bài viết chi tiết về các loại giun:
      –> Giun đũa
      –> Giun tóc
      –> Giun móc
      –> Giun kim

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn