Việc day thêm, học thêm (DT,HT) đã diễn ra từ nhiều năm nay và hầu hết ở các cấp, không chỉ ở tiểu học, THCS, THPT, thậm chí ở hệ mầm non lớn các cháu cũng phải học thêm ngoại ngữ, vẽ. Gánh nặng học thêm không chỉ là sức ép quá tải dành cho học sinh còn đè nặng lên phụ huynh bởi chi phí ngày một tốn kém, một khi phụ huynh có một, hai con (chưa nói đến 3) đang trong độ tuổi ăn, học. Để diễn ra và kéo dài tình trạng này lỗi không hẳn ở phía các thầy cô. Dẫu rằng cũng có không ít các thầy giáo, cô giáo cũng mượn gió, bẻ măng, cũng có lắm chiêu, trò… Dẫu là không bắt buộc, là phụ huynh, học sinh “tự nguyện”.

Hiện nay, ở một số địa phương trên cả nước đang nở rộ phong trào đi bắt… giáo viên dạy thêm! (ở ta lạ thiệt đấy, luôn luôn hưởng ứng một cách quá đa, quá đỗi và rất dễ dẫn đến những sai lệch đáng tiếc, mỗi khi thực hiện một thông tư nào đấy của bộ, ngành…) Công bằng mà nói, mục đích của Thông tư 17 do bộ GD-ĐT quy định về việc dạy thêm, học thêm (DT,HT) là hoàn toàn đúng đắn trong việc quản lý hoạt động DT,HT có thu tiền của các thầy, cô, lãnh đạo các trường. Vấn đề là tính khả thi trong mớ bòng bong, mạng nhện hiện nay mà thôi.Việc DT,HT đã diễn ra từ nhiều năm nay và hầu hết ở các cấp, không chỉ ở tiểu học, THCS, THPT, thậm chí ở hệ mầm non lớn các cháu cũng phải học thêm ngoại ngữ, vẽ. Gánh nặng học thêm không chỉ là sức ép quá tải dành cho học sinh còn đè nặng lên phụ huynh bởi chi phí ngày một tốn kém, một khi phụ huynh có một, hai con (chưa nói đến 3) đang trong độ tuổi ăn, học. Để diễn ra và kéo dài tình trạng này lỗi không hẳn ở phía các thầy cô. Dẫu rằng cũng có không ít các thầy giáo, cô giáo cũng mượn gió, bẻ măng, cũng có lắm chiêu, trò… Dẫu là không bắt buộc, là phụ huynh, học sinh “tự nguyện”.Nhưng cái sự tự nguyện là trong ngoặc kép. Cứ thử không học thêm đi, bài kiểm tra điểm thấp ngay. Đơn giản vì bài kiểm tra chỉ có hoặc na ná, từa tựa những bài mà thầy cô đã hướng dẫn trong những giờ DT,HT. Đơn cử vậy thôi, còn nhiều lý do nữa mà cả thầy lẫn phụ huynh , lẫn trò đều biết. Nhưng đành phải chấp nhận, đành phải sống chung. Bởi nếu không DT,HT thì thầy giáo, cô giáo lấy đâu ra thu nhập, trong khi lương của thầy cô vốn thấp so với mặt bằng xã hội, đặc biệt, các thầy cô dạy môn phụ, thu nhập lại càng thấp hơn. Rồi nữa bệnh thành tích đã trở thành mãn tính thậm chí đã là “di căn” và vô phương cứu chữa thì phải?
Chưa hết, còn trường chuyên, lớp chọn… Rồi khoảng cách về chất lượng giáo dục, không nói đến trung du, miền núi, mà ngay cả ở các thành phố lớn, tỉnh lớn giữa quận này với quận nọ, giữa huyện này với huyện khác ngày một kéo dài, ngày một cách biệt. Chỉ sơ sơ đưa ra những dẫn chứng này mới càng thấy trách nhiệm của Nhà nước, đặc biệt trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, của các Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục đã không chịu làm, hoặc giả không đủ khả năng thực hiện và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình trong việc trồng người, cũng như chấn hưng nền giáo dục nước nhà.Bởi thế trị nạn DT,HT tràn lan hiện nay, thiết tưởng phải trị từ gốc, từ nguyên nhân sinh ra nó, từ những căn bệnh trầm kha sơ sơ vừa nêu ở trên. Còn việc khua chiêng, gõ trống… đi bắt giáo viên dạy thêm như bắt trộm vừa phản giáo dục vừa không hiệu quả. Và rồi, đâu vẫn hoàn đấy. DT,HT vẫn tiếp diễn, vẫn kéo dài. Nguy lắm!