Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Biện pháp xử lý khi thai quá ngày

Theo các bác sĩ sản khoa thì việc bé chào đời muộn hoặc sớm 1-2 tuần là bình thường. Điều quan trọng là thai phụ cần được khám và theo dõi đều đặn khi đã quá ngày dự sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Chỉ có khoảng 3 – 5% người mẹ sinh nở đúng thời gian dự kiến. Phần lớn sinh sớm, muộn hơn ngày dự định trong vòng 2 tuần. Vì thế, nếu có dấu hiệu quá ngày, người mẹ tránh lo quá mức, hãy đi khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách kiểm tra thai quá ngày

Tính theo ngày thụ thai

Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần. Nếu thai phụ biết ngày thụ thai, thì cách tính thai quá ngày, đơn giản là cộng thêm 40 tuần là ra số tuổi thai. Số thừa (ngoài 40 tuần) là mang thai quá ngày. Ví dụ, một người thụ thai vào ngày 15 tháng 1 thì đến ngày 26 tháng 11 là thai quá ngày (xấp xỉ hơn 40 tuần).

Thai phụ cần được khám và theo dõi đều đặn khi đã quá ngày sinh.

Tính theo ngày bắt đầu kỳ kinh cuối

Với cách tính ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối thì tuổi thai được trừ đi 3 tháng và cộng thêm 1 tuần. Chẳng hạn, ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là ngày 20 tháng 3, trừ đi 3 tháng là ngày 20 tháng 12, cộng với 1 tuần là ngày 27 tháng 12. Suy ra, ngày sinh dự kiến là ngày 27 tháng 12. Phương pháp này gọi là quy tắc Naegele (Naegele’s rule).

Cách tính trên được giản lược là cộng với 9 tháng 1 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là được ngày sinh dự kiến. Quá ngày đó thì là mang thai quá ngày.

Tuy nhiên những cách tính này chỉ đưa ra kết quả chính xác tương đối.

Nguy cơ khi thai quá tuổi

Theo các bác sỹ sản phụ khoa, thời điểm tốt nhất để trẻ chào đời là ở tuần thứ 41 của thai kỳ. Sau thời kỳ này, nhau thai – bộ phận quan trọng cung cấp nguồn thức ăn nuôi dưỡng trẻ sẽ bắt đầu bị già đi và điều này đe dọa tới sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Người ta cũng ghi nhận nhịp tim thai có thể có dấu hiệu bất thường và gây nên những tác hại tiêu cực cho trẻ sau khi sinh như: tổn thương thần kinh hoặc thiểu năng hệ thần kinh vận động.

Khi ra đời, những em bé này dễ gặp nguy hiểm hơn, nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, nhiễm trùng, sốt cao… và tử vong cao hơn so với những trẻ sinh đủ ngày. Nếu không được phát hiện kịp thời, thai quá ngày có thể chết lưu, tử vong trong lúc chuyển dạ. Còn nếu trẻ vượt qua được cuộc chuyển dạ, không gặp rủi ro nào thì vẫn có thể phát triển bình thường.

Thai quá ngày lượng nước ối giảm dần, trên thực tế hay gặp, mỗi khi có cơn gò tử cung, đặc biệt khi bước bước vào giai đoạn chuyển dạ, dây rốn có thể bị chèn ép gây suy thai. Điều này rất nguy hiểm thai nhi có thể bị đe dọa bởi tình trạng suy tuần hoàn nhau – thai, hít phân su và nhiễm trùng bào thai.

Biện pháp xử lý khi thai quá ngày

Đối với những thai nhi quá hạn từ 1 tuần trở lên, bạn cần ở lại bệnh viện để được theo dõi về sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Nếu có bất cứ dấu hiệu gì nghiệm trọng, rất có thể bạn sẽ phải mổ lấy thai ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thai phụ sẽ được kích thích, tạo cơn co tử cung giống như chuyển dạ. Nếu thai nhi chịu đựng được, coi như thử nghiệm âm tính, thai phụ tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm này sau 24 – 48 giờ. Các thai phụ này vẫn có thể sinh theo đường tự nhiên.

Bên cạnh đó, trong thời gian này mẹ bầu nên tích cực ăn những loại thực phẩm có tác dụng kích thích sinh nở hoặc học cách thúc đẩy những cơn co thắt chuyển dạ. Dù vậy, trong bất cứ tình huống nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để được an toàn nhất.

Thai quá dự kiến sinh chưa hẳn đã là thai già tháng. Không nên lo lắng thái quá để rồi gây áp lực buộc nhân viên y tế phải phẫu thuật lấy thai. Việc theo dõi thai quá dự kiến sinh dựa trên bởi lâm sàng và siêu âm. Khi có những nghi ngờ về lượng nước ối nên vào nội trú bệnh viện. Các thử nghiệm (test) nếu âm tính, tức không suy thai cứ tiếp tục chờ chuyển dạ, hoặc bình tĩnh nếu được gây chuyển dạ. Số trường hợp gây chuyển dạ, sinh nở an toàn là không nhỏ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Bé đã tập mỉm cười ngay từ khi còn trong bụng mẹ
  • Sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ hai
  • Cách ước tính chính xác cân nặng thai nhi
  • Những chuyển động của con yêu trong thai kỳ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn