Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chuẩn bị chu đáo cho quá trình chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ không chỉ đau đớn mà còn rất căng thẳng đối với thai phụ. Nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì quá trình sẽ kéo dài và gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì cả về dinh dưỡng lẫn tinh thần, hãy nhớ một số điểm quan trọng sau đây.

Khi đầu thai nhi đã tụt xuống gần cổ tử cung, thai phụ phải lấy hơi để rặn thai nhi ra ngoài. Nắm chắc kỹ năng lấy hơi để rặn có thể làm cho việc sinh đẻ trở nên thuận lợi hơn. Để giữ sức và sử dụng sức khi sinh, thai phụ cần nắm chắc một số kỹ năng sau:

1. Tăng cường dinh dưỡng

Thời kỳ mang thai, thai phụ nên ăn nhiều thức ăn có chứa các thành phần protein, vitamin như lòng đỏ trứng gà, cá, thịt nạc, rau xanh, trái cây… Giai đoạn gần đến ngày sinh nên ăn những thực phẩm nhiều nhiệt lượng như đại mạch, bột mỳ, ngô, socola, mật…

2. Thoải mái tinh thần

Quan niệm trước đây cho rằng, khó sinh hay chảy máu quá nhiều khi sinh đều có nguyên nhân từ những yếu tố như đường sinh sản khác thường, ngôi thai không chuẩn, thai nhi dị thường, nước ối quá nhiều, nhau thai khác thường… Nhưng hiện nay, các nhà y học phát hiện ra rằng, mọi tâm trạng không tốt của phụ nữ mang thai cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó sinh.

Hãy giữ tinh thần thoải mái trong suốt quá trình mang thai

Càng gần đến ngày sinh đẻ thì thai phụ càng phải tạo cho mình đời sống tinh thần vui vẻ thoái mái nhất. Thai phụ cần nghỉ ngơi, giải trí cho tinh thần thoải mái, ít quan tâm đến công việc bên ngoài, dành thời gian để trau dồi cho mình những kiến thức về sinh đẻ, không nên tỏ ra sợ hãi và yếu đuối như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến các cơn co tử cung. Thai phụ khi chuyển dạ, trước hết phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng cơn đau do co bóp tử cung, nên tự điều chỉnh tâm lí, tinh thần thư giãn, không nên sợ đau. Bởi vì lo sợ không làm giảm nhẹ cơn đau, ngược lại càng sợ đau thì càng đau.

3. Hạn chế la hét khi chuyển dạ

Khi một số sản phụ trong phòng sinh chuyển dạ, không thể chịu đựng được cơn đau do quá trình co bóp tử cung thì la to, hét lớn. Các thai phụ mong lấy việc la hét để giảm nhẹ cơn đau. Việc la hét liên tục này sẽ làm cho cơ thể và tinh thần thai phụ ở vào trạng thái căng thẳng cao độ trong thời gian dài và chỉ có hại chứ không có lợi đối với việc sinh đẻ.

4. Thở trong mỗi cơn co tử cung bắt đầu xuất hiện

Khi thấy các cơn co tử cung xuất hiện, sản phụ phải thở sâu để tăng lượng không khí vào cơ thể , giảm sự mệt mỏi của tử cung, giảm đau bụng cho các cơn co tử cung.

Khi các cơn co mạnh hơn, thai phụ phải thở sâu, sau đó lấy hơi để rặn ra, giữa các cơn co, thai phụ nên thả lỏng cơ thể. Chỉ cần chú ý giữ sức và biết cách dùng sức để rặn lúc sinh sẽ thuận lợi cho quá trình sinh nở.

5. Phối hợp nhịp nhàng với bác sỹ

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thai phụ và bác sỹ là vấn đề then chốt cho việc dùng sức rặn lúc sinh, cho nên thai phụ nhất thiết phải nghe lời hướng dẫn của bác sỹ và phối hợp tốt với bác sỹ, như vậy sẽ làm cho quá trình sinh nở được thuận lợi.

Meyeucon.org - 26/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Chuẩn bị sinh con , Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Các biện pháp giảm đau khi bà bầu bị tê chân tay
  • Tại sao sinh thường tốt cho cả mẹ và bé?
  • 8 vấn đề cần biết về kỹ thuật đẻ không đau
  • Kinh nghiệm giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng
  • Có thể đẻ thường sau khi đã từng đẻ mổ?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao?

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao?

Bài viết nổi bật
  • Làm sao để tóc nhanh dài hơn?
  • Viên uống mọc tóc Maxxhair có tốt không?
  • Tìm hiểu về mụn trứng cá tuổi dậy thì
  • Review – phản hồi khách hàng về kem ngừa mụn Sahemul
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn