Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nước ép tỏi có giúp bé hết ngạt mũi?

Hỏi: Bé nhà em hiện nay được gần 1 tuổi. Dạo gần đây bé thường hay bị ngạt mũi, khụt khịt. Em có nghe bạn bè mách nhỏ rằng, khi bé bị ngạt mũi thì dùng nước ép tỏi nhỏ mũi sẽ có tác dụng rất tốt. Một, hai lần em có ý định áp dụng ‘bài thuốc’ này cho con, tuy nhiên vẫn còn thấy hơi lo ngại. Thực sự thì nước ép tỏi có giúp bé hết ngạt mũi hay không?

Thực sự thì nước ép tỏi có giúp bé hết ngạt mũi hay không?

Trả lời: Không riêng gì bạn Thùy, rất nhiều chị em được ‘mách nhỏ’, đã nghe hoặc đọc ở đâu đó rằng, nước ép tỏi có công dụng tuyệt vời, giúp bé hết khụt khịt, nhất là nước tỏi ép trộn với nước muối sinh lý 0,9% sẽ đặc trị bệnh hắt hơi, xổ mũi.

Trong một số trường hợp, chị em đã áp dụng ‘bài thuốc’ này một cách quá đà, dùng nước ép tỏi đậm đặc nhỏ mũi khiến cho niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, đỏ hồng lên.

Trao đổi về vấn đề này, BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó GĐ BV Nhi T.Ư cho biết: Niêm mạc mũi trẻ vốn rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại có đặc tính nóng và cay, nhất là nếu nó quá đậm đặc. Vì thế, nhỏ nước ép tỏi có thể làm bỏng niêm mạc mũi.

“Nhất là, nếu không pha loãng nước tỏi, để nồng độ quá đặc rồi nhỏ vào mũi trẻ dễ khiến trẻ bị bỏng rộp niêm mạc mũi, không phát hiện điều trị có thể gây hoại tử da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu do nơi hoại tử bị viêm nhiễm. Việc điều trị bỏng niêm mạc mũi cũng rất khó khăn và lâu dài. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng nước ép tỏi, ép hành để nhỏ mũi cho trẻ”, BS Lộc cảnh báo.

Hơn nữa, khi bị bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ bị khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi.

Nước tỏi có đặc tính nóng, cay. Trong khi đó, niêm mạc mũi của trẻ vốn rất mỏng. Chính vì thế, nước ép tỏi có thể khiến trẻ bị bỏng rộp niêm mạc mũi, thậm chí gây hoại tử da, dẫn đến nhiễm trùng máu nếu không được phát hiện xử lý kịp thời.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Thuốc cho trẻ em , Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Kháng sinh Ery có gây vàng răng?
  • Để bé yêu của mình có đôi mắt khỏe mạnh- mẹ nên biết điều này!
  • Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng những thực phẩm này (P1)
  • Lần đầu làm mẹ
  • TRẺ CHẬM TĂNG CÂN PHẢI LÀM THẾ NÀO

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn