Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cần chú ý chăm sóc sức khỏe sau nạo hút thai

Nạo hút thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nên những tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí là nỗi ám ảnh, suy sụp đối với nhiều người. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe cả tinh thần và thể chất sau nạo hút thai là rất quan trọng. Nhưng phương pháp chăm sóc như thế nào? Những dấu hiệu cần khám lại ngay?

Chăm sóc sức khỏe thể chất

Sau khi hút thai cơ thể bạn sẽ rất yếu và dễ bị nhiễm trùng đường sinh sản. Bình thường, buồng tử cung vô khuẩn tuyệt đối. Khi thực hiện thủ thuật nạo hút thai, mặc dù các dụng cụ đã được diệt khuẩn và các thao tác có được thực hiện cẩn thận thì quá trình chảy máu vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Do đó ngay sau nạo hút thai bạn cần:

Cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc sức khỏe sau nạo hút thai.
  • Nghỉ ngơi tại chỗ (cơ sở y tế) từ 1 – 6 giờ.
  • Bạn có thể có ra máu âm đạo và đau bụng dưới giống như đau bụng khi có kinh nguyệt, như vậy là bình thường. Khi đó bạn cần dùng băng vệ sinh hoặc khăn vải xô để thấm máu như máu kinh bình thường.
  • Cần vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục bằng nước ấm sạch. Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ thảo dược, dịu nhẹ. Thay băng vệ sinh ít nhất từ 3 – 4 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều và buổi tối trước khi đi ngủ). Không được thụt rửa âm đạo hoặc cho bất cứ vật gì vào âm đạo.
  • Không quan hệ tình dục đến khi hết ra máu âm đạo (ít nhất là 2 – 3 tuần sau nạo hút thai).
  • Cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng từ 2 – 4 tuần.
  • Cần ăn uống bồi dưỡng bồi bổ lại sức khỏe, không phải ăn kiêng.
  • Uống thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Phải nạo hút thai sẽ gây nên những tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí là nỗi ám ảnh, suy sụp đối với nhiều người. Do đó để lấy lại sự cân bằng về tinh thần, người phụ nữ cần được an ủi, chia sẻ, động viên của người thân trong gia đình, nhất là của người chồng. Tuy nhiên bản thân người phụ nữ cũng cần nhận thức rằng đây là việc không ai mong muốn, nó có thể xảy ra với bất cứ ai trong cuộc sống. Do đó tự bản thân cũng cần cố gắng vượt qua, không nên quá buồn rầu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và lần mang thai tiếp theo.

Những dấu hiệu cần khám lại ngay

  • Đau nhiều ở bụng dưới, đau cơ, bụng ấn đau.
  • Bị sốt hoặc thấy ớn lạnh.
  • Ra máu nhiều (nhiều hơn ra máu kinh bình thường), kéo dài hơn 10 ngày.
  • Âm đạo tiết ra nhiều khí hư có mùi hôi,…

Bạn cần quay lại cơ sở y tế để khám lại ngay khi có một trong những dấu hiệu trên.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe phụ nữ , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Những loại trái cây tốt nhất cho cơ thể bạn
  • Những thực phẩm tốt hơn “thuốc kháng sinh”
  • Singapore nơi tốt nhất châu Á để một phụ nữ làm mẹ
  • Những tác nhân làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ
  • Ngó xem chế độ ăn uống và sinh hoạt của sản phụ 3 nước Châu Á

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?

Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?

Bổ sung axit folic, sắt và canxi cho mẹ bầu vào thời điểm nào?

Bổ sung axit folic, sắt và canxi cho mẹ bầu vào thời điểm nào?

10+ dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ dưới 1 tuổi

10+ dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ dưới 1 tuổi

Nhận biết dấu hiệu rối loạn nội tiết tố

Nhận biết dấu hiệu rối loạn nội tiết tố

Bị rối loạn nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì?

Bị rối loạn nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn