Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ bị bỏng giác mạc vì gói hút ẩm bánh

Vì nhìn thấy gói hút ẩm trong túi bánh gạo, nên bé Hà Vi 3 tuổi (Kinh Môn, Hải Dương) đã lấy ra nghịch không ngờ bị bột trong gói bắn vào mắt trái. Khiến bé bị bỏng giác mạc.

Đây là trường hợp thứ ba bị bỏng mắt do gói chống ẩm đến khám tại BV Mắt Trung ương (Hà Nội) trong thời gian gần đây. Hiện bé đã có thể mở mắt, thị lực nhiều khả năng không bị ảnh hưởng, không cần phải mổ, tuy nhiên mắt còn đỏ, chớp liên tục.

Mắt trái của bé Vi vẫn còn đỏ nhưng rất may thị lực không bị ảnh hưởng nhiều.

Tai nạn xảy ra vào chiều thứ bảy vừa rồi. Bố bé kể hôm đó khách đến thăm mẹ cháu mới sinh em bé, cho cháu một túi bánh gạo. Bé tự nghịch chơi. Khi con khóc thét lên quay lại thì vợ anh thấy bột trắng bắn vào mắt trái bé. Sau khi rửa mắt, gia đình vội đưa bé xuống bệnh viện huyện sơ cứu. Đến sáng 21/1, bé được đưa đến BV Mắt Trung ương, bác sĩ chẩn đoán bị bỏng giác mạc.

BS Hoàng Cương, BV Mắt Trung cho biết, rất may cháu bị nhẹ, bỏng độ 2-3, bỏng sâu hết chiều dày của giác mạc, thị lực có thể không bị ảnh hưởng, cũng không cần phải mổ mà chỉ cho thuốc về rửa, nhỏ. Vấn đề là chất gây bỏng ở đây ít nhưng vẫn rất đậm đặc, xuyên sâu vào trong giác mạc.

Chất bột trong gói hút ẩm có tính kiềm.

Thử nghiệm trên giấy quỳ, bác sĩ nhận thấy bột trong gói hút ẩm có độ pH là 12-14, tính kiềm. Theo bác sĩ Cương, bỏng do kiềm nguy hiểm hơn nhiều so với bỏng do axít vì vết bỏng thường sâu, rộng, nguy cơ hoại tử tổ chức rất mạnh.

“Tôi không biết là gói chống ẩm nguy hiểm đến thế nên cũng không nghĩ đến chuyện vứt đi. Hai hôm trước cháu đau, quấy khóc, mắt không mở được, may hôm nay mắt đã mở được”, anh Tuấn Anh nói.

Cả 3 trường hợp bị bỏng mắt do gói hút ẩm gần đây đều là dạng bột.

Theo bác sĩ Cương, chất bột trong gói hút ẩm nếu không may hít vào có thể gây bỏng hô hấp, bay vào mắt gây bỏng mắt. Hai em bé nhập viện trước đó bị bỏng giác mạc rất nặng, thị lực bị ảnh hưởng, phải ghép màng ối để thúc đẩy quá trình liền sẹo. Về sau, trẻ phải phẫu thuật ghép giác mạc tiếp.

Bác sĩ khuyến cáo, bỏng mắt là cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa, tổn thương chủ yếu là kết giác mạc, điều trị gặp nhiều khó khăn. Điều quan trọng khi bé gặp nạn, cha mẹ cần rửa mắt sớm, xối rửa dưới vòi nước sau đó đưa con đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Cha mẹ cũng cần chú ý khi bóc bánh, kẹo… thì nên vứt ngay gói chống ẩm.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Tử vong sau tiêm vắc xin: ‘Do viêm phổi’
  • Cô giáo tự ý cho thuốc ho vào sữa của trẻ!
  • Bé 8 tuổi thủng mắt vì đùa nhau bằng đinh
  • Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh dễ khiến trẻ tử vong sau khi uống sữa
  • Bệnh viện ở Ả rập Saudi đã truyền máu HIV cho một bệnh nhi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn