Trên thế giới có tới 75% phụ nữ dễ bị nhiễm vi khuẩn nấm. Bệnh này dễ tái phát với tần suất có thể lên tới 4 lần/năm. Vậy làm thế nào để giúp chị em tránh bị vi khuẩn nấm tấn công?
Phụ nữ mang thai, bị bệnh tiểu đường là những nhóm có nguy cơ nhiễm nấm cao. Phụ nữ mang thai bị vi khuẩn nấm tấn công có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Chị em hãy học cách tự tránh xa loại vi khuẩn gây bệnh này nhé.
1. Bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh
Mọi người đều biết, kháng sinh có thể ức chế nhóm lợi khuẩn, lúc này hại khuẩn có thể thừa cơ sinh sôi phát triển. Do đó, khi sử dụng thuốc kháng sinh, chị em phải hết sức thận trọng, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
2. Giặt riêng đồ lót
Hại khuẩn có thể sinh sôi trên bề mặt của da, đường tiêu hóa, móng tay… Nếu người nhà hoặc bản thân mắc các bệnh như nấm chân, nấm móng thì sẽ rất dễ bị lây nhiễm, thậm chí lây cả vào đường sinh dục nếu giặt chung quần áo (bao gồm cả đồ lót). Do đó, đồ lót nhất định phải giặt riêng.
3. Tránh sạch sẽ quá mức
Thường xuyên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính axit, khử trùng mạnh dễ tạo ra môi trường axit ẩm ướt. Môi trường này rất thích hợp cho hại khuẩn sinh sôi phát triển. Vì vậy, khi dùng những sản phẩm chăm sóc phụ khoa, chị em nên đọc kỹ hướng và không nên lạm dụng quá mức.
4. Coi trọng việc chăm sóc “vùng kín” khi mang thai
Hàm lượng hormone, nồng độ glycogen và axit trong thời kỳ mang thai đều tăng cao, do vậy, bà bầu dễ bị nấm tấn công. Đối với các bà bầu, không nên dùng thuốc, mà nên lựa chọn phương án phòng ngừa là vệ sinh sạch sẽ và điều trị bổ trợ.
5. Tránh thai thông minh
Tiết tố nữ trong thuốc tránh thai có tác dụng kích thích vi khuẩn phát triển và tìm cách tấn công ra bên ngoài. Vậy nên, khi dùng thuốc tránh thai, chị em hãy chú ý giữ gìn sự cân bằng nội tiết bằng cách ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh để bệnh phát tác và tái phát. Một khi đã rơi vào tình trạng thường xuyên tái phát bệnh viêm âm đạo do nấm thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên dùng thuốc tránh thai nữa hay không.
6. Vợ chồng cùng nhau trị bệnh
Nếu bạn đã bị nhiễm viêm âm đạo do nấm, người cần chữa trị không chỉ có riêng bạn mà còn “đối tác” của bạn. Sở dĩ việc điều trị bệnh cần được thực hiện với cả hai người là để tránh trường hợp một người đã chữa khỏi bệnh nhưng lại bị lây trở lại từ người kia hoặc tránh khả năng nhiễm trùng chéo sang nhau khi cả hai cùng nhiễm bệnh. Có như vậy thì mới có khả năng điều trị bệnh đạt hiệu quả như mong muốn.
7. Mặc nội y bằng cotton, thoáng khí, thấm mồ hôi
Mặc đồ lót sợi tổng hợp, chật sẽ làm tăng nhiệt độ ở âm đạo và độ ẩm đồng thời cũng tăng cao. Đây hoàn toàn có thể là môi trường “cư trú” tuyệt vời cho các vi khuẩn nấm! Hãy lựa chọn những quần lót cotton có độ thấm hút tốt, thoáng khí để hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
8. Kiểm soát đường huyết
Hàm lượng đường và axit trong âm đạo của những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khá cao, nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì thế, trong khi vừa kiểm soát đường huyết, vừa chú ý vệ sinh âm đạo, sử dụng sản phẩm vệ sinh có độ PH yếu.