Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những kẻ thù nguy hiểm của mẹ và thai nhi

Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể người phụ nữ thường giảm sút nên rất dễ bị lây nhiễm bệnh, và bệnh thường nặng hơn người không có thai. Đặc biệt là khi mẹ bị mắc một số bệnh gây ra do vi khuẩn, virút trong những tháng đầu của thai kỳ thì có thể bị sẩy thai hoặc thai bị nhiễm bệnh vì vi khuẩn, siêu vi đó đi qua bánh nhau vào máu con gây dị tật bẩm sinh. Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là bệnh cúm.

Thập cúm mai phục

Cúm là một loại bệnh rất hay lây, gây ra do các loại virút nhóm A, B và C. Bệnh có thể xảy ra ở người và loài vật. Đa số sẽ tự khỏi, tuy nhiên trong lịch sử y học thế giới, có vài lần xảy ra dịch cúm chết người lan tràn toàn cầu như trận dịch năm 1918 –1919 khiến trên 10 triệu người tử vong. Trận dịch cúm năm 1957 gây tử vong do dòng virút cúm nhóm A. Bệnh nhân chết vì viêm phổi cấp tính với diễn tiến rất nhanh.

 Cúm là một loại bệnh rất hay lây, gây ra do các loại virút nhóm A, B và C.
Cúm là một loại bệnh rất hay lây, gây ra do các loại virút nhóm A, B và C.

Triệu chứng bệnh thường xảy ra đột ngột. Khởi đầu là những cơn lạnh run và sốt cao có khi lên đến 39 – 40oC. Người bệnh thường rất mệt mỏi, đau nhức toàn thân (đặc biệt là đau nhức tay chân, đau lưng), nhức đầu, ăn không ngon, suy nhược. Tiếp theo là triệu chứng đau họng, ho khan, tức ngực, chảy nước mũi. Thông thường thì bệnh giảm dần sau bốn – năm ngày. Nếu ho và sốt kéo dài quá năm ngày thì có thể có nhiễm trùng đường hô hấp thứ phát. Trong trường hợp có dịch xảy ra, bệnh nhân tử vong nhanh chóng do sưng phù phổi; triệu chứng sẽ là khó thở, tím tái, ho ra máu, tử vong trong vòng 48 giờ kể từ khi phát bệnh.

Bốn loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho thai phụ được gọi là TORCH (ghép từ: Toxoplasmose, Rubella, Cytomegalo virus, Herpes) gây độc hại cho thai nhi với những tật bẩm sinh ở đầu, chậm phát triển thần kinh, viêm võng mạc. Trong đó, bệnh Rubella dễ bị lầm là cảm cúm. Người bệnh có thể thấy nổi hạch và nổi ban khắp người. Bệnh ban đỏ do Rubella thường gây mù, điếc, còn tồn tại ống động mạch cho trẻ sơ sinh. Do ảnh hưởng tai hại trên thai nhi, hiện nay đã có thuốc chủng ngừa Rubella cho các bé gái để tạo miễn dịch trước khi bước vào tuổi có khả năng sinh đẻ.

Sẩy thai rất dễ tái phát

Những người có tiền sử sẩy thai sẽ rất dễ bị tái phát sẩy thai và nguy cơ này tăng theo số lần sẩy. Thường với những trường hợp sẩy thai một lần thì nguy cơ sẩy lần hai là khoảng 30% và đến lần mang thai thứ ba, nguy cơ này có khi đến 50%. Vì vậy, khi mang thai nên hạn chế những nguy cơ dẫn đến rủi ro để tránh tình trạng sẩy thai tái phát.

Vì vậy, khi biết mình có thai, nếu bị mắc bệnh dù là với những triệu chứng cảm cúm thông thường, thai phụ nên đi khám thai để được hướng dẫn bởi thầy thuốc chuyên khoa và chỉ sử dụng thuốc theo y lệnh. Cũng phải chú ý đến môi trường sống của thai phụ để tránh những tác nhân độc hại cho thai nhi.

Chủng ngừa, tăng đề kháng, tránh đông người

Bệnh cúm chưa có thuốc chữa nhưng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm chủng. Tuy nhiên, do có nhiều dòng virút khác nhau gây bệnh nên thuốc chủng không tạo sự miễn nhiễm đối với loại siêu vi gây bệnh, khác với loại virút dùng làm thuốc chủng ngừa và khả năng ngừa bệnh chỉ trong vòng một năm nên phải tiêm chủng hàng năm. Vì thế, vấn đề quan trọng là phải tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống nhiều chất khoáng và vitamin (có trong trái cây, rau quả). Khi có thai, tránh những nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh. Nếu đã nhiễm bệnh, phải nằm nghỉ trên giường khi bệnh đang ở giai đoạn cấp tính và trong vòng 24 – 48 giờ sau khi thân nhiệt đã trở về bình thường. Uống nhiều nước (3.000 – 3.500ml/ngày), giữ cho không bón. Súc miệng khi có viêm họng bằng nuớc muối sinh lý ấm. Kháng sinh chỉ có tác dụng khi có viêm phổi do bội nhiễm.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Chuẩn bị mang thai , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình
  • Tác hại và cách phòng tránh căng thẳng trong thai kỳ
  • Ai cũng biết… bà bầu hay buồn tiểu
  • Để mẹ mang thai luôn cân bằng cảm xúc
  • Những thực phẩm mẹ mang thai cần tránh

Bình luận

  1. Cỏ may đã bình luận

    31/07/2013 at 8:55 sáng

    Em muốn hỏi những điều cần thiết khi chuẩn bị mang thai.

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn