Theo các chuyên gia, để giảm bớt các cơn đau nhức dai dẳng, khó chịu trong quá trình bầu bí, chị em nên thường xuyên tập thể dục. Bên cạnh việc lựa chọn yoga, đi bộ, bơi lội… các mẹ có thể đến với tập tạ. Khi bắt đầu tập, chị em nên thử sức với những quả tạ nhỏ, phù hợp sức của mình và nâng mức độ tạ lên dần dần. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt các cơn đau nhức, khó chịu.
Khi “vác ba lô ngược” trong quá trình mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cộng với việc tăng cân vùn vụt khiến nhiều chị em cảm thấy vô cùng khó chịu vì cái lưng “phản chủ”, cái mông đau nhức. Chị Thùy Anh (Hà Đông) hiện đang mang thai tuần thứ 28 ngao ngán kể: “Trước mình vẫn hay “bồ hóng” chuyện bí bầu của mấy chị trong phòng. Cứ tưởng thế là đã chuẩn bị đầy đủ tinh thần sẵn sàng ứng phó với mọi chuyện. Ấy vậy mà đến lúc “vập” vào thực tế mới thấy mình còn “non và xanh” lắm. Mấy tháng đầu tiên thì ốm nghén hành hạ, chưa ăn được gì đã chực phun ra. Rồi tiếp theo thì mất ngủ triền miên, đêm cứ lăn qua lăn lại, đổi hết tư thế này sang tư thế kia mà cũng chả ngủ được. Giờ thì lại đến đau lưng trầm trọng, đêm đau ngày cũng đau. Khổ nhất là mỗi lần xuống xe máy. Mình không tự lên được mà lúc nào cũng phải nhờ anh xã dựng xe đỡ lên, mà đã lên rồi thì xuống còn khó hơn nhiều. Nói thật nhiều lúc mình chỉ mong con yêu mau chào đời để tránh xa khỏi những cơn đau đớn này”.
Cùng chung hoàn cảnh với chị Thùy Anh là chị Ngọc Trâm (Vĩnh Phúc): “Mình đang mang thai tập hai này. Lúc mang thai tập một thì không sao mà sao đến tập này lại đau đớn đủ kiểu. Đi đứng cứ như người có tật vẹo vọ vậy, nhất là buổi chiều tối ý. Đêm nằm thì rên ư ử. Xã mát xa thế nào cũng vẫn thấy uể oải. Không những thế mình còn bị đau mông trái dữ dội nữa. Mỗi lần cử động nhích mông qua một bên thì thấy như bị tra tấn. Khổ lắm”.
Theo các chuyên gia, để giảm bớt các cơn đau nhức dai dẳng, khó chịu trong quá trình bầu bí, chị em nên thường xuyên tập thể dục. Bên cạnh việc lựa chọn yoga, đi bộ, bơi lội… các mẹ có thể đến với tập tạ. Khi bắt đầu tập, chị em nên thử sức với những quả tạ nhỏ, phù hợp sức của mình và nâng mức độ tạ lên dần dần.
Ngồi xổm
Tư thế ngồi xổm bước 1
Bước 1: Giữ tạ, đứng thẳng, hai chân dang ra, rộng hơn hông, ngón chân hướng về phía trước, tay để ở bên.
Tư thế ngồi xổm bước 2
Bước 2: Hạ đầu gối, từ từ ngồi xuống, hơi nghiêng người ra phía trước, tay phải hướng về phía trước, tay trái đặt ra sau tạo thành tư thế hơi ngồi xổm. Giữ nguyên tư thế rồi từ từ đổi tay.
Bước 3: Lặp lại các động tác trên.
Tác dụng: Tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng của cơ thể
Thẳng tay
Tư thế thẳng tay bước 1
Bước 1: Giữ tạ, đứng thẳng, hai chân rộng hơn hông, đầu gối hơi khuỵu xuống. Nâng tạ lên, gập khuỷu tay lại tạo thành góc 90 độ, lòng bàn tay hướng về phía trước. Ép vai, nâng ngực.
Tư thế thẳng tay bước 2
Bước 2: Nâng hai tay lên trên đầu rồi từ từ hạ tay xuống trở lại vị trí ban đầu.
Bước 3: Lặp lại các động tác trên.
Tác dụng: Tăng cường sức mạnh vai, bắp tay, lưng và cơ.
Quỳ gối
Tư thế quỳ gối bước 1
Bước 1: Giữ tạ, đứng thẳng, hai chân rộng hơn hông, hai tay đặt bên mình. Bước chân phải lên phía trước, gập gối tạo thành góc 90 độ, chân trái đặt phía sau.
Tư thế quỳ gối bước 2
Bước 2: Trở lại vị trí đứng ban đầu, gập khuỷu tay lại, đưa tạ về phía vai.
Bước 3: Lặp lại các động tác trên, đổi chân
Tác dụng: Tăng cường sức mạnh của lưng, bắp tay, bắp đùi.
Siết đùi
Tư thế siết đùi bước 1
Bước 1: Đứng thẳng, chân rộng hơn hông, ngón chân hướng lên phía trước. Kéo cánh tay về phía trước, cao bằng vai, lòng bàn tay song song với mặt đất
Tư thế siết đùi bước 2
Bước 2: Hạ đầu gối xuống, trọng tâm dồn về phía gót chân, siết chặt mông và đùi. Duỗi thẳng chân và trở về vị trí ban đầu.
Bước 3: Lặp lại động tác trên
Tác dụng: Tăng cường sức mạnh của đùi, mông, vai, tay, lưng.