Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đề phòng thiếu Vitamin ở trẻ em

Nếu con bạn nhanh mệt hoặc luôn tỏ ra khó chịu trong người mà chẳng có nguyên do thì bạn không nên la mắng hay trừng phạt trẻ mà hãy nghĩ lý do thực sự của những chuyện không ổn trong cách cư xử của trẻ là chế độ dinh dưỡng không cân đối và thiếu vitamin.Vì thế, trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng cần phải biết các biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin ở trẻ để kịp thời có biện pháp khắc phục.

Những thói quen về thức ăn có từ lúc nhỏ tuổi, sẽ còn lại suốt cuộc đời do đó bạn nhất định phải đánh giá đúng mức độ quan trọng của yếu tố này. Không có đứa trẻ nào hầu như từ khi sinh ra không thích đồ ngọt, coca cola và khoai tây chiên, cũng có trường hợp người lớn dạy cho chúng quen với những món đó.

Khi nói về chế độ dinh dưỡng đúng, không thể quên các chất điều chỉnh mạnh đối với việc trao đổi chất – đó là cá vitamin. Nhất định cần đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ những thực phẩm chứa các chất đó.

Nên cho bé ăn dưa hấu vì đây là thực phẩm cung cấp rất nhiều Vitamin C rất tốt cho bé

Đừng để trẻ dùng quá nhiều các thực phẩm giàu calori, gây ra tình trạng thừa cân. Thừa cân là mối đe dọa dẫn đến bệnh tật và ảnh hưởng tới diện mạo bên ngoài khiến trẻ có thể trở thành đối tượng để bạn bè trêu trọc. Mặc cảm khiếm khuyết này có thể tồn tại suốt cuộc đời. Nguyên nhân của tất cả những chuyện đó là do cha mẹ đã tập cho con mình sử dụng các thực phẩm có hai đối với sức khỏe như vậy.

Trong khẩu phần của trẻ, kẹo, bánh ngọt chỉ là món ăn thêm cho vui chứ không phải thức ăn hàng ngày. Hãy dạy cho trẻ ăn gạo còn cám, trong đó có lượng vitamin B đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh, ruột và các bộ phận khác trong cơ thể trẻ.

Thiếu vitamin A. Thể hiện ở chứng thị giác suy giảm, đặc biệt rõ vào lúc trời nhá nhem tối, da bị khô và nhám. Trẻ mệt mỏi vì khô miệng và các bệnh liên quan đường hô hấp, có khi thấy khó thở.

Để đối phó với những hiện tượng khó chịu này, cần tăng cường trong khẩu phần ăn những thực phẩm dinh dưỡng như: gan, cật, trứng, váng sữa, sữa chua, cà rốt, hành xanh, ớt ngọt…

Thiếu vitamin B1. Trẻ có hiện tượng gãy móng tay, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, bị táo bón…

Thiếu vitamin B2. Khi xuất hiện những kẽ nứt ở khóe miệng và niêm mạc môi, vết thương khó lành, có thể do lượng vitamin B2 bị thấp. Vitamin này đóng vai trò lớn trong điều chỉnh trao đổi chất (protein, carbua, mỡ).

Thiếu vitamin B5 (PP). Xuất hiện viêm trên da và niêm mạc, kém ăn, rối loạn hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

Các vitamin nhóm B có khá nhiều trong gan bò, đậu Hà Lan, đậu xanh, bí đỏ, bắp cải, bột mỳ…

Thiếu vitamin C. Kèm theo hiện tượng chảy máu lợi và răng lung lay, móng bị mỏng đi và trở nên mềm, trẻ hạy bị cảm, dễ bị chảy máu ở da hay bị chảy máu cam.

Vitamin C có trong khoai tây, hành tây, củ cải, cà rốt, dưa chuột, bí đỏ, dưa hấu, táo, chanh, cam…

Không nên giữ các thực phẩm chứa vitamin nhóm B và C lâu trong nước hay nấu sôi (khi nấu sôi cần giảm tối da việc để thực phẩm tiếp xúc với không khí, vì dưới tác dụng của ô xy các vitamin mất khả năng hoạt động và phân hủy khi tan trong nước).

Vitamin E. Ảnh hưởng đến trương lực cơ, tham gia vào quá trình trao đổi chất protein, mỡ, carbua và các nguyên tố vi lượng (canxi, cobalt, kẽm…).

Vitamin E có chứa trong gan, sản phẩm sữa (chủ yếu trong bơ), mỡ lợn. Đây là chất hòa tan trong mỡ và không hấp thu được trong ruột khi thiếu mỡ trong thực phẩm dinh dưỡng.

Như vậy, để có chế độ dinh dưỡng đúng, trong khẩu phần ăn của trẻ cần có không những protein, mỡ và carbua mà còn đủ các vitamin. Hãy nhớ rằng tất cả nhữg món ăn hữu ích thườg tỏ ra không hấp dẫn và không ngon đối với ai không có thói quen ăn các món đó từ nhỏ.

Vì thế, bạn hãy tập cho trẻ ăn những thực phẩm có lợi. Chúng sẽ hỗ trợ cho da có màu đẹp, tóc bóng và mắt sáng, cũng như khả năng làm việc cao, cả về thể lực lẫn trí óc – đó là những thể hiện bên ngoài của sức khỏe.

Meyeucon.org - 22/10/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Vitamin cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • Thuốc bổ cho trẻ và những lưu ý khi sử dụng
  • Bổ sung Vitamin cho trẻ có thực sự tốt?
  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi
  • Những dưỡng chất thiết yếu quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ
  • 5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn