Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Viêm âm đạo có ảnh hưởng gì đến em bé?

Hỏi: Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 23 tuổi, có thai được hơn 17 tuần. Thời gian gần đây tôi thấy mình ra nhiều khí hư, khi khô lại có màu vàng, hôi, ngứa, khi quan hệ tình dục với chồng rất khó chịu.

Vợ chồng tôi rất lo lắng, tôi đi khám, siêu âm 4D thì thai phát triển bình thường. Soi tươi dịch âm đao, BS chỉ định tôi bị viêm âm đạo, bạch cầu ++, cầu khuẩn GR ++, trực khuẩn GR +,BS cho thuốc đặt âm đạo SADETABS, hẹn 2 tuần khám lại.

Vậy xin hỏi thuốc đặt SADETABS có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và viêm âm đạo như trên có ảnh hưởng gì đến em bé? Xin nói thêm là chồng tôi cũng đi khám và làm các xét nghiệm Gono, chlamxia, nấm, tạp khuẩn đều âm tính.

Xin cảm ơn!

Đặt SADETABS có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đặt SADETABS có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trả lời: Chào bạn!

Tình trạng tăng tiết dịch âm đạo (còn gọi là huyết trắng hay khí hư) là tình trạng không thường gặp. Tuy nhiên, trong thai kỳ cần phân biệt tăng tiết dịch âm đạo “bình thường” với tình trạng bệnh lý như viêm âm đạo do nấm.

Tình trạng tiết dịch âm đạo “bình thường” trong thai kỳ thường do những thay đổi của cổ tử cung – giống như tình trạng trước khi có kinh. Dịch tiết âm đạo có đặc tính loãng, màu hơi trắng và hơi có mùi. Có thể có lẫn “chất nhày” vào cuối thai kỳ, nhất là khi có dấu báo sinh sẽ có nhiều chất nhày còn gọi là nút nhày cổ tử cung.

Tình trạng viêm âm đạo thường nhất do nhiễm nấm hoặc do nhiễm trùng roi Trichomonas vaginitis. Các triệu chứng gồm ngứa, đau rát vùng âm hô kèm theo dịch huyết trằng vàng lợn cợn…. Ngoài ra, hiếm gặp hơn tình trạng tiết dịch âm đạo do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như nhiễm Clamydia trachomatis, giang mai…

Tùy theo nguyên nhân,bác sĩ điều trị sẽ chọn lựa nhóm thuốc không ảnh hưởng cho thai. Đối với tình trạng viêm âm đạo, thuốc đặt tại chỗ sẽ ưu tiên được sử dụng.

Tình trạng viêm âm đạo có thể dẫn tới nhiễm trùng màng ối- gây vỡ ối và sinh non.

Trong thai kỳ, để hạn chế viêm âm đạo do nấm hoặc các nguyên nhân khác, các thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, lau khô sau khi rửa vùng âm hộ, không nên dùng các loại giấy có tẩm nước hoa…

Trong trường hợp của chị có tình trạng viêm âm đạo (vì chị không nêu đầy đủ kết quả nên tôi không thể biết nguyên nhân của tình trạng viêm âm đạo) và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị. Tôi nghĩ chị nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Những lợi ích giảm cân từ trứng gà bạn đã biết chưa?
  • 18 nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ mà bạn cần biết.
  • Lần đầu làm cha mẹ
  • Những lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
  • Da đẹp, hết nếp nhăn nhờ ngải cứu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn