Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những điều có thể mẹ chưa biết về nước ối

Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, nó giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung. Nước ối bảo vệ cho thai đỡ bị sang chấn, nhiễm trùng, giữ cho dây rốn khỏi bị khô. Trong chuyển dạ đẻ, nước ối giúp cho xóa mỡ cổ tử cung. Ối vỡ đúng lúc giúp cho cuộc đẻ dễ dàng hơn.

Ối vỡ non, vỡ sớm báo hiệu một cuộc đẻ khó. Nước ối bình thường màu trong, mùi hôi tanh, có tính hơi kiềm. Thành phần hóa học của nước ối chủ yếu là nước (97%) ngoài ra còn có muối khoáng, các chất hữu cơ, các chất điện giải, các hormon. Chọc hút ối trong chuẩn đoán trước sinh giúp cho phát hiện các bệnh lý của thai qua phân tích nước ối. Nước ối được sản sinh ra do thai, do màng ối, do tuần hoàn máu mẹ.

Nước ối thay đổi theo tuần thai:

+ Thai 12 tuần lượng nước ối khoảng 60ml

+ Thai 20 tuần lượng nước ối khoảng 350ml

+ Thai 34 tuần lượng nước ối khoảng 500-1000ml

+ Thai đủ tháng lượng nước ối giảm dần.

Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, nó giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung.
Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, nó giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung.

Đa ối là gì?

Nước ối quá nhiều gọi là đa ối (lượng nước >= 2000ml khi đủ tháng)

Đa ối thường gặp do:

– Bệnh lý của mẹ: Tiểu đường, bệnh thận, rối loạn huyết áp khi mang thai, tiền sản giật…

– Bệnh lý của thai: Thai dị dạng, phù rau thai.

– Đa ối do nhiễm khuẩn: viêm màng ối, viêm mạc tử cung khi có thai…

– Đa ối không rõ nguyên nhân chiếm khoảng >=30%.

Dấu hiệu thường gặp trong đa ối: Tử cung to nhanh, căng bóng, người mẹ đi lại khó khăn, khó thở, phù hai chân. Siêu âm nước ối nhiều, chiều dàu nước ối >=80mm

Hậu quả của đa ối: Gây đẻ non, gây ối vỡ sớm, băng huyết sau đẻ do đờ tử cung. Tỷ lệ tử vong còn thường cao do đẻ non, dị dạng…

Thiểu ối là gì?

Nước ối ít được gọi là thiểu ối (lượng nước ối ít hơn 500ml khi thai đủ tháng). Thiểu ối là lượng nước ối ít hơn số lượng nước ối tương đương với tuổi thai.

Nguyên nhân thiểu ối: Do thai thiếu oxy kéo dài, thai bất thường do dị dạng hệ tiết niệu. Thiểu ối cũng có thể do rỉ ối, do thai quá ngày sinh.

Biểu hiện của thiểu ối thường thầm lặng, tử cung nhỏ hơn tuổi thai, thai chậm phát triển. Siêu âm nước ối ít hơn tuổi thai. Có thể dựa vào đo chỉ số nước ối. Nước ối ít khi chỉ số nước ối

Hậu quả của thiểu ối: Thai suy dinh dưỡng và kém phát triển trong tử cung, thai chết trong chuyển dạ hoặc sau đẻ, thai chết lưu.

Bệnh lý về nước ối do nhiều nguyên nhân gây nên và vẫn còn > 30% nguyên nhân chưa tìm thấy. Việc can thiệp của thầy thuốc để có 1 lượng nước ối thích hợp cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào đặc hiệu.

Điều trị cho những thai phụ bị đa ối, thiểu ối tùy thuộc vào tuổi thai, bệnh lý của thai, mức độ của nước ối và và chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Phòng bệnh chủ yếu là ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ: Điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận viêm nhiễm đường sinh dục… trước khi có thai.

Khám thai, quản lý thai tốt phát hiện sớm những bất thường của thai nghén trong đó có đa ối, thiểu ối để có xu hướng xử trí kịp thời.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Chuẩn bị mang thai , Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình
  • Tác hại và cách phòng tránh căng thẳng trong thai kỳ
  • Ai cũng biết… bà bầu hay buồn tiểu
  • Để mẹ mang thai luôn cân bằng cảm xúc
  • Những thực phẩm mẹ mang thai cần tránh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn