Nếu chị em bị đau bụng dữ dội trong kì kinh nguyệt, thì nên uống thuốc để cân bằng nội tiết trong cơ thể hơn là dùng các loại thuốc giảm đau. Bởi nếu uống thuốc giảm đau trong một thời gian dài, liên tục có thể dẫn đến hại gan, thận, về lâu dài sẽ giảm phản ứng của cơ thể với thuốc, dẫn đến nhờn thuốc…
Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy và cơn đau xảy ra không nhất định… trong khoảng thời gian trước hoặc trong khi có kinh nguyệt thì Đông y gọi là “thống kinh”. Nguyên nhân chủ yếu gây nên thống kinh là do khí huyết vận hành không lưu thông. Nếu đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn… thì phải nghĩ tới bệnh lạc nội mạc tử cung.
Trường hợp nếu đau bụng kinh chỉ diễn ra từ 1 đến 2 ngày thì không sao cả nhưng nếu kéo dài hơn và kèm theo các biểu hiện như khí hư ra nhiều, hôi, có màu vàng xanh thì chị em nên lưu ý và nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Nếu chị em bị đau bụng dữ dội trong kì kinh nguyệt, thì nên uống thuốc để cân bằng nội tiết trong cơ thể hơn là dùng các loại thuốc giảm đau. Bởi nếu uống thuốc giảm đau trong một thời gian dài, liên tục có thể dẫn đến hại gan, thận, về lâu dài sẽ giảm phản ứng của cơ thể với thuốc, dẫn đến nhờn thuốc…
giảm các cơn đau trước và trong ngày có kinh nguyệt, chị em hãy áp dụng cách thay đổi trong chế độ ăn uống. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu trước kì kinh nguyệt 3-5 ngày, đồng thời tránh ăn những thực phẩm có nhiều gia vị hay các loại thực phẩm lạnh vì chúng có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng. Và nên chia thành các bữa nhỏ trong ngày, tránh những thức ăn khó tiêu…
Ngoài ra, chị em cũng cần ăn các loại thực phẩm chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua… để giảm cơn đau bụng kinh. Uống nước ấm và dùng túi giữ nhiệt đặt lên bụng cũng là cách để giúp giảm cơn đau trong những ngày nhạy cảm này.