Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

An toàn cho bé trong phòng tắm và bếp

Theo nghiên cứu của Tổ chức An toàn trẻ em của Mỹ (Safe Kids USA), cứ 101 phút lại có một em bé ở nước Mỹ chết vì những bất cẩn của người lớn trong an toàn nhà cửa.

Và đó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra những thương tật cho trẻ tại đây. Ở các nước đang phát triển khác, chắc chắn con số này còn cao hơn nhiều. Hãy đọc kỹ bài viết sau đấy và chúng sẽ nhắc nhở bạn được nhiều điều hơn bạn tưởng.

Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ

Điều này rất quan trọng trong mọi lĩnh vực liên quan đến nuôi dạy và chăm sóc trẻ em, và việc thiết kế phòng trẻ cũng không là ngoại lệ!

Không có gì khác hơn là bạn phải chú ý đến từng chi tiết ngay từ khi mới bắt tay vào ý tưởng thiết kế hay sửa chữa nhà cửa (tuy nhiên, việc có một thiết kế tốt không thay thế được việc phải thường xuyên để mắt đến chúng mọi lúc mọi nơi). Một tay nắm cửa hợp lý sẽ làm sác xuất bạn phải chở con đến phòng cấp cứu giảm hàng chục lần.

Trước tiên, hãy bắt đầu bằng việc tổng thanh tra trong toàn bộ các căn phòng của bạn, Hãy đặt mình vào vị trí một đứa trẻ nghịch ngơm nhất có thể được. Cúi thấp cho vừa tầm thực của lũ trẻ. Hãy xác định nhưng nơi nguy hiểm nhất và khoanh vùng chúng lại để xử lý.

Nhà bếp và Phòng ăn

Đối với Hội đồng An toàn nhà cửa Mỹ (Home Safety Council) thì bếp là nơi nguy hiểm nhất cho trẻ trong căn nhà. Các chất lỏng nóng, nước sôi và đồ ăn luôn di chuyển và chênh vênh trên bếp lò, mặt bàn, tủ lạnh, lò nướng. Chỉ một cái với, thương tật có thể xảy ra ngay tức thì.

Nếu được, bạn nên cấm trẻ bước chân vào khu vực này. Làm một chiếc rào có cổng ngăn cách. Còn nếu không có người trông, bạn phải cho trẻ nhỏ vào cũi hay ghế an toàn đặt bên cạnh. Với lũ trẻ lớn hơn, nên vẽ một “vùng cấm” quanh bếp nấu và nghiêm khắc trừng phạt khi chúng bước chân vào.

Hãy đặt bếp ga vào sâu trên bệ bếp để trẻ không thể với tay, và quay những tay cầm nồi chảo vào bên trong. Đây là một lưu ý đơn giản nhưng rất quan trọng. Nếu bạn dùng loại có nhiều bếp nhỏ thành hàng (ảnh dưới), hãy chỉ dùng những bếp trong cùng, sát tường.

Hãy chuyển nồi vào phía trong…
…và đừng bao giờ quay tay cầm ra ngoài!

Các loại gia vị, chất tẩy rửa… phải phân loại, cất giữ gọn gàng và chốt khóa cẩn thận.

Các thiết bị bếp như bình siêu tốc, nồi cơm điện, máy xay sinh tố, máy nướng bánh luôn phải cất gọn gàng khi dùng xong, đặc biệt không để các dây điện lòng thòng. Trẻ em luôn muốn khám phá các dây điện, chúng có thể cầm nắm, lôi, tự cho vào ổ hoặc đánh đu lên đó. Các khăn trải bàn cũng vậy, một cậu bé nghich ngợm có thể ghì xuống để đánh đu mặc kệ sự bày biện đẹp đẽ. Vậy dù đẹp, các mẹ chỉ nên dùng hạn chế trong những dịp không thể bỏ qua.

Nhà tắm

Theo Hội đồng An toàn nhà cửa Mỹ (Home Safety Council), nhà tắm là nơi nguy hiểm thứ 2 với trẻ trong nhà (sau khu vực bếp). Tuy nhiên, theo một điều tra của tổ chức này, điều đáng buồn là 64% số người được hỏi cho biết họ đã không thực hiện bất kỳ nâng cấp an toàn nào cho khu vực này.

Còn số liệu của Hiệp hội Bỏng Mỹ cho biết, hơn 21.000 lượt trẻ em Mỹ phải điều trị bỏng hàng năm. Hãy chắc chắn rằng nước nóng của bạn được đặt nhiệt độ tối đa chỉ khoảng 50 độ C (120 độ Fahrenheit). Không bao giờ để trẻ tự điều khiển vòi nóng lạnh.

Theo Trung tâm Quốc gia Phòng chống tai nạn thương tích Mỹ, ngộp nước là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây nên cái chết cho trẻ em tuổi từ 1-14. Vậy nên không bao giờ để trẻ một mình trong bồn tắm. Có thể đặt một điện thoại không dây trong nhà tắm để tiện liên lạc. Khóa nắp toilet để tiếp tục giảm nguy cơ ngộp nước khi trẻ nghịch ngợm.

Một thiết bị chốt cứng nắp toilet

Lắp đặt thanh vịn ngang tầm trẻ, đặt thảm chống trượt trong cabin tắm sen và trên mặt nền toilet để tránh trượt ngã.

Giữ nước súc miệng, thuốc, hóa chất và chất tẩy rửa và  tủ có khóa hoặc chốt. Nếu bất cứ ai trong nhà bạn đang sử dụng ống tiêm y tế, hãy chắc chắn họ đang xử lý đúng cách và không vứt linh tinh trong phòng tắm.
Tủ “chống trẻ em mở”
Meyeucon.org - 04/05/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ trẻ em

Bài viết liên quan

  • Nguyên nhân trẻ khóc đêm
  • Hai quy tắc giúp trẻ tránh bị lạm dụng
  • Để cha mẹ hiểu rõ về bệnh sởi
  • Mỗi ngày, con chúng ta vẫn chẳng được an toàn
  • Bạn đã thực sự cố gắng bảo vệ con tránh xa những điều khủng khiếp ở nhà trẻ?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn