Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mẹ tiêm phòng sởi rồi thì con sẽ miễn nhiễm?

Hỏi: Tôi nghe nói nếu mẹ đã tiêm phòng sởi hoặc đã bị mắc sởi thì con nhỏ (từ 1-3 tuổi) cũng sẽ miễn nhiễm với virus này có đúng không?

Trả lời:

Nếu bạn đã tiêm phòng sởi hoặc đã bị sởi thì sẽ có khả năng miễn nhiễm với bệnh sởi lên đến 95%. Miễn dịch sởi này chủ yếu truyền qua đường nhau thai và một ít qua sữa mẹ. Tuy nhiên, miễn dịch này chỉ có tác dụng khi trẻ trước 9 tháng tuổi. Khi trẻ càng lớn thì khả năng miễn dịch càng giảm. Đó là lý do Tổ chức y tế thế giới đưa ra khuyến cáo nên tiêm phòng sởi cho trẻ vào lúc 9 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng tuổi. Do đó, nếu con bạn đã 1 tuổi trở lên thì không còn miễn dịch từ mẹ. Chị cần phải mang con đi tiêm phòng cho trẻ.

Khám và điều trị cho trẻ bị sởi.
Khám và điều trị cho trẻ bị sởi.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây và làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh. Hiện chỉ có cách duy nhất phòng bệnh sởi là tiêm vaccin.

Hiện nay có khá nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm chủng) là do mẹ không có miễn dịch với vaccine sởi hoặc sự miễn dịch chưa đủ. Vì vậy tốt nhất trong thời gian chưa đến lịch tiêm, chị không để con tiếp xúc với nguồn lây, tức là không tiếp xúc với bệnh nhân sởi; nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin A, cho bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Sức khỏe gia đình , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 nguyên nhân khiến trẻ thiếu máu
  • Chiều cao lúc 2 tuổi sẽ quyết định chiều cao của tuổi trưởng thành?
  • Những lưu ý về an toàn đối với đồ chơi của bé
  • Một ngày cơ thể chúng ta cần bao nhiêu nước?
  • Vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ em

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn