Sức đề kháng là rào chắn bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh , đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện chưa hoàn thiện chính là lúc các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn , virut từ môi trường ô nhiễm… dễ tấn công, vì thế trẻ rất hay bị ốm. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ là biện pháp phòng chống các dịch bệnh một cách hữu hiệu nhất.
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. Tác nhân đó có thể là các vi sinh vật như siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng… Sức đề kháng yếu chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi rút gây bệnh phát triển. Đặc biệt là ở trẻ em và nhất là trẻ sơ sinh khi mới chào đời không còn được bảo vệ từ trong cơ thể người mẹ. Vậy làm thế nào để có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ? Đây là câu hỏi của không ít các ông bố bà mẹ đang đặt ra.
Từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân trẻ đã có một sức đề kháng nhất định để chống lại những tác nhân không có lợi, trong đó có kháng thể mẹ truyền cho con qua nhau thai, tuy vậy, cũng có một số trẻ từ khi mới sinh ra đã ốm yếu, không khỏe mạnh do bản thân người mẹ cũng không có sức đề kháng tốt nên không truyền sang được cho con.
Hầu hết sức đề kháng của người mẹ truyền cho con chỉ tồn tại trong cơ thể đứa trẻ khoảng 6 tháng, sau đó dần dần biến mất, chỉ còn một số ít tồn tại lâu dài. Khi sức đề kháng của trẻ giảm xuống là thời kỳ trẻ rất dễ mắc bệnh, trong đó các bệnh nhiễm khuẩn là đáng lo ngại nhất (bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, lao, sốt xuất huyết…).
Làm gì để tăng cường sức đề kháng cho trẻ?
Sức đề kháng của cơ thể không phải vĩnh viễn mà luôn luôn thay đổi tùy theo hoạt động của cơ thể. Chúng ta biết rằng khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ thì trẻ được bảo vệ hết sức an toàn, môi trường trong lành, yên tĩnh, mọi sự sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. Khi chào đời, trẻ bắt đầu tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn xa lạ và đầy thử thách như nhiệt độ, môi trường, khí hậu, tác nhân có hại (bụi, nóng, vi sinh vật gây bệnh…), đồng thời, nguồn kháng thể của người mẹ truyền sang cho trẻ bị ngưng đột ngột trong khi trẻ chưa thể tự tạo ra kháng thể để đáp ứng với các tác nhân gây bệnh đó. Vậy làm thế nào để có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi trẻ không còn ở trong cơ thể người mẹ nữa.
Dưới đây là những cách giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà các mẹ cần biết:
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là các kháng thể chỉ có trong sữa mẹ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho trẻ để có thể phòng chống các bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và các lọai nhiễm khuẩn khác. Mấy ngày đầu sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một lượng nhỏ sữa màu vàng, được gọi là sữa non (Colostrum), giúp cung cấp các kháng thể, đặc biệt giúp ngăn ngừa virus.
Sữa mẹ là món quà vô giá của tự nhiên, có chứa một lượng lớn các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt biệt là các kháng thể, trong đó có cả các kháng thể được biết đến như globulin miễn dịch.
Tuy nhiên, theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), số trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ ở nước ta hiện chỉ đạt 17%, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực khác nên đa phần trẻ không được cung cấp kháng thể để có thể chống chọi lại các dịch bệnh.