Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những điều có thể bạn chưa biết về rạn da sau sinh

Khi mang thai hẳn bà mẹ nào cũng lo lắng đến những vết rạn da và băn khoăn làm thế nào để ngăn chặn những vệt màu ấy sẽ không xuất hiện nữa.

Để giúp các bà bầu ngăn ngừa vết rạn da cũng như làm giảm sự xuất hiện của chúng, những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn điều đó.

1. Các loại dầu thoa và kem bôi là “bạn cứu cánh”

Bất kỳ chuyên gia chăm sóc da nào cũng sẽ nói rằng những vết rạn da đều do gen di truyền của bạn. Một số người cố gắng chịu đựng chúng, còn những người khác thì không. Nhưng chỉ với vài bước, bạn đã có thể làm giảm nguy cơ rạn da.

Bước đầu tiên là để giữ cho làn da của bạn thật dẻo dai và mềm mại. Da của bạn càng mềm, thì nó càng có độ đàn hồi cao. Điều này đóng vai trò quan trọng hơn trong những tháng cuối của thai kỳ, khoảng thời gian bé của bạn phát triển với tốc độ theo cấp số nhân.

rd

Nếu bạn nhận thấy da của bạn khô hoặc ngứa, đó là một dấu hiệu cho thấy da không đủ độ ẩm. Hãy mua các loại kem bôi hoặc dầu thoa dưỡng ẩm cho da. Bạn sẽ có một số lựa chọn như: bơ ca cao, dầu dừa, dầu hạnh nhân và dầu sinh học. Bôi ít nhất hai lần mỗi ngày và bất kỳ khi nào bạn tắm.

2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và làm cho các tế bào da của bạn căng mọng và trông khỏe mạnh hơn. Hãy chắc chắn bạn uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể hấp thụ nhiều nước hơn bằng cách uống trà không chứa caffeine, ăn rau và trái cây chứa nhiều nước. Những lựa chọn dành cho bạn là cây rau lá xanh, dưa hấu, dưa chuột và bầu, bí.

3. Tránh tăng cân quá nhiều

Việc này quả thật khó với các bà bầu khi tất cả những gì họ muốn làm là ăn thật nhiều các món. Các bạn nên biết tăng cân quá mức trong khi mang thai chính là nguyên nhân góp phần tạo ra vết rạn da. Không chỉ trên phần bụng đang giữ em bé đáng yêu của bạn mà còn ở phần ngực và các chỗ khác của cơ thể như cánh tay, chân hoặc lưng của bạn.

Việc tăng cân khỏe mạnh trong quá trình mang thai thay đổi tùy theo trọng lượng hiện tại của bạn. Theo thường lệ, bạn hãy thực hiện theo các chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) dưới đây, nhưng nhớ nói chuyện với bác sĩ của bạn để có được một con số phù hợp hơn.

Thiếu cân (BMI dưới 18,5)

28-40 pounds (khoảng 13 đến 18 kg)

Cân nặng bình thường (BMI 18,5-24,9)

25-35 pounds (khoảng 11-16 kg)

Thừa cân (BMI: 25-29,9)

15 đến 25 pounds (khoảng 7 đến 11 kg)

Béo phì (BMI: 30 hoặc nhiều hơn)

11 đến 20 pounds (khoảng 5-9 kg)

4. Những vết rạn sẽ không bao giờ biến mất

Đừng tin bất kỳ sản phẩm kỳ diệu nào hứa hẹn sẽ loại bỏ vết rạn da cho bạn. Không cần phẫu thuật thẩm mỹ hoặc các biện pháp phẫu thuật nào khác, bạn nên biết một điều: vết rạn da của bạn sẽ mờ dần theo thời gian. Những vết màu đỏ hoặc màu tím sẽ mờ dần thành một màu trắng bạc và sau đó ít nhiều chìm vào trong da.

Thường xuyên sử dụng các loại kem và các loại dầu đó làm mềm da sẽ giúp làm giảm mật độ vết rạn da của bạn. Loại dầu hoặc kem bôi càng giàu độ ẩm thì càng tốt.

Bạn cũng có thể sử dụng mỹ phẩm để che đi vết rạn da của mình, như dùng kem nền hoặc hoặc kem che khuyết điểm phù hợp với màu da. Nếu có một phấn highlight thì càng tốt. Các hạt lấp lánh sẽ phản chiếu ánh sáng và làm giảm dấu hiệu của vết rạn da.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Bốc hỏa ở phụ nữ
Bốc hỏa ở phụ nữ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Singapore nơi tốt nhất châu Á để một phụ nữ làm mẹ
  • Ngó xem chế độ ăn uống và sinh hoạt của sản phụ 3 nước Châu Á
  • Những dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh
  • Trầm cảm sau sinh và những điều chị em cần biết
  • Khi mẹ biết chiều chuộng bản thân một chút…

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn