Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tất cả các vắc-xin đều an toàn cho trẻ sơ sinh?

Vắc-xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đang thắc mắc rằng tất cả các loại vắc-xin liệu có an toàn cho trẻ hay không?

Có phải tất cả các vắc-xin đều an toàn cho trẻ sơ sinh?
Có phải tất cả các vắc-xin đều an toàn cho trẻ sơ sinh?

1. Vấn đề là gì?

Trẻ em 2 tháng tuổi cần nhận được khoảng bốn mũi tiêm, trong đó bao gồm mũi tiêm bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Haemophilus chủng b (hib), và phế cầu và khoảng một tá mũi tiêm trong 2 năm đầu đời. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các bậc phụ huynh đang lo sợ rằng liệu các vắc-xin này có liên quan đến bệnh tự kỷ, bệnh đa xơ cứng, tăng lên tỷ lệ dị ứng thức ăn, hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác hay không.

Cha mẹ hỏi: “Làm thế nào để chúng tôi có thể xử lý tất cả các vấn đề này? Chúng tôi có nên đồng ý với tất cả các mũi chích ngừa cho trẻ em của chúng tôi?

Lời khuyên từ chuyên gia: Tiêm chủng vẫn rất cần thiết. Một số phụ huynh chọn không tiêm chủng; một số phụ huynh lựa chọn nên tiêm chủng. Đây là một lựa chọn quan trọng đối với bất kỳ cá nhân và gia đình, vì vậy trước khi quyết định một trong hai hướng, tôi khuyên bệnh nhân của tôi nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về vấn đề này để họ có một quyết định họ cảm thấy thực sự thoải mái và tốt nhất cho bé yêu của họ.

2. Hãy cùng xem những con số

Năm 1952, có khoảng 21.000 trường hợp trẻ em bị bại liệt liệt đã được báo cáo tại Hoa Kỳ. Chính vì thế, hầu như tất cả các gia đình bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Liệt cơ hô hấp của trẻ sơ sinh cần máy móc, hoặc “phổi sắt” để thở. Do những tác dụng thần kỳ của vắc xin, trường hợp cuối cùng của bệnh bại liệt liệt đã được báo cáo ở Mỹ vào năm 1979.

Trong những năm 1980, Haemophilus chủng b là cơn ác mộng của mỗi bác sĩ nhi khoa. Viêm màng não, mất thính lực vĩnh viễn, và viêm họng và nghiêm trọng hơn là sẽ ‘đóng cửa’ đường hô hấp (viêm nắp thanh quản) của trẻ em là những hậu quả phổ biến của nhiễm trùng này. Có tới 1 phần trăm trẻ em bị ảnh hưởng, và năm phần trăm các trường hợp đã tử vong. Thuốc chủng ngừa hib đã được giới thiệu vào năm 1988, và bây giờ các bác sĩ nhi khoa không thấy một Haemophilus chủng b xuất hiện trong khoa của họ.

Mặc dù danh sách các vắc xin không thành công rất ít, tuy nhiên, hậu quả mà nó mang lại cho trẻ lại khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Một số nghi ngờ của các bậc phụ huynh:

    • MMR gây ra bệnh tự kỷ. (đã bị bác bỏ)
    • Thimerosal [hợp chất thủy ngân hữu cơ – một chất bảo quản nổi tiếng được sử dụng trong vắc-xin trước những năm 2000] gây ra bệnh tự kỷ.” (Nó không)
    • “Vắc-xin là một phần của xã hội “quá sạch “của chúng ta và đã dẫn đến việc bị dị ứng thức ăn nhiều hơn.”

Điểm mấu chốt các bậc phụ huynh cần nhớ rằng vắc-xin là một trong những tiến bộ y tế quan trọng nhất của thế kỷ vừa qua và vẫn là một phần quan trọng trong việc chăm sóc trẻ em.

3. Những gì cha mẹ có thể làm

Các bậc phụ huynh hãy nói chuyện với bác sĩ về mối quan tâm của mình. Hãy thảo luận cùng chuyên gia tiêu chuẩn của các loại vắc-xin hoặc đọc các giấy tờ từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (một tờ thông tin vắc-xin, hoặc VIS), từ đó đưa ra quyết định có nên tiêm loại vắc-xin đó cho trẻ hay không. Đặt câu hỏi và chắc chắn rằng bạn hiểu được những câu trả lời mà các chuyên gia đưa ra. Tiêm phòng có thể đáng sợ, nhưng cũng có thể là một quyết định tốt nhất để bảo vệ cuộc sống của bé.

4. Những gì bác sĩ có thể làm

Bác sĩ nhi khoa của trẻ sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận với bạn về những ưu và khuyết điểm của vắc-xin. Điều này được gọi là sự chấp thuận. Tất cả các quyết định y tế đều tiềm ẩn rủi ro. Khi những rủi ro của loại vắc-xin được đo bởi hầu hết mọi người, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những lợi ích của việc tiêm phòng và ngăn ngừa căn bệnh nghiêm trọng

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe trẻ em , Tiêm chủng cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cách chăm sóc cho trẻ tại nhà sau khi tiêm chủng
  • Sau tiêm phòng lao cho trẻ, cần xử trí như thế nào với các phản ứng phụ?
  • Chảy máu cam ở trẻ- Nguyên nhân và cách khắc phục.
  • Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn