Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch châu Âu đã phát hiện ra rằng nguy cơ mắc bệnh tim cao nhất trong những tháng mùa đông và thấp nhất vào mùa hè.
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (CDC), chứng bệnh này gây ra trung bình 193,6 ca tử vong trên mỗi 100.000 người.
Nhưng, điều đáng chú ý là các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch có xu hướng cao hơn vào mùa đông. Do đó, các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ quyết định tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn để xác định nguy cơ bệnh tim có một mô hình theo mùa.
Nghiên cứu được tiến hành bằng cách sử dụng dữ liệu mặt cắt ngang từ 10 nghiên cứu dựa vào dân số của hơn bảy quốc gia. Các nghiên cứu có 107.090 người tham gia trong độ tuổi từ 35 và 80.
Các nhà nghiên cứu đã đo huyết áp, lipid, nồng độ glucose, chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng eo của những tình nguyện viên tham gia chương trình nghiên cứu.
Các phép đo được so sánh theo mùa và được phân chia theo tuổi, giới tính và nhóm người có hút thuốc.
Kết quả phân tích cho thấy nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp, cholesterol toàn phần và chu vi vòng eo, trong hai tháng đầu năm, đã cao hơn so với mức trung bình hàng năm. Các chỉ số này thấp hơn trong tháng Bảy và tháng Tám.
Chu vi vòng eo ở mùa hè nhỏ hơn khoảng 1 cm so với mùa đông, trong khi tổng số cholesterol trong mùa hè trung bình thấp hơn 0,24 mmol/L so với mùa đông. Các kết quả cũng cho thấy mức huyết áp tâm thu trong mùa hè thấp hơn 3,5 mmHg so với những tháng mùa đông.
Tiến sĩ Pedro Marques-Vidal của Viện Xã hội và Y tế dự phòng tại Đại học Lausanne, Thụy Sĩ, cho biết: “Mặc dù sự khác biệt này là gần như không thích hợp với mỗi cá nhân nhưng nó là đáng kể với toàn bộ dân số vì sự phân bố huyết áp được chuyển sang giá trị cao hơn, tăng nguy cơ tim mạch. Thật vậy, ảnh hưởng của mùa lên mức huyết áp có thể ảnh hưởng lớn đến nguy cơ tim mạch so với các dấu hiệu di truyền tới huyết áp. Điều này là do sự cộng hưởng của các dấu hiệu di truyền lên huyết áp là không đáng kể, chỉ từ 2 đến 3 mmHg.”
Tiến sĩ Marques-Vidal cho biết thêm rằng mặc dù đã có một sự thay đổi theo mùa với chu vi vòng eo nhưng BMI trung bình không thay đổi trong suốt cả năm. Cũng không có sự thay đổi của nồng độ glucose.
“Chúng tôi không có lời giải thích rõ ràng cho phát hiện này. Tổng số cholesterol có thể tăng trong mùa đông vì những thay đổi trong thói quen ăn uống. Không có sự thay đổi theo mùa trong glucose, có lẽ vì một số nhóm người đã không thu thập mẫu máu trong trạng thái ăn chay.”, ông nói.
Tiến sĩ Marques-Vidal nói thêm rằng nghiên cứu sâu hơn đã bắt đầu, nó sẽ nghiên cứu tính mùa vụ của thức ăn được sử dụng và có thể giúp giải thích được những phát hiện này.
Ông nói rằng cũng có những kế hoạch tiến hành một nghiên cứu khác để xác định xem có các yếu tố nguy cơ bệnh tim theo mùa ở Nam bán cầu, nơi mà các mùa được trái ngược so với Bắc bán cầu.
Ông nhấn mạnh rằng, những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tim cao vào mùa đông, mọi người cần phải thực hiện một nỗ lực lớn hơn để tập thể dục và ăn uống lành mạnh trong những tháng này để bảo vệ sức khỏe của họ.