Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ

Mang thai là khoảng thời có nhiều thay đổi nhất về tâm sinh lý. Đó cũng là thời điểm cần phải quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bạn.


Có một câu chuyện vui như sau: “Nếu mỗi lần mang thai, bạn rụng một chiếc răng là do bé đã lấy đi lượng canxi bé cần từ chiếc răng của mẹ”. Mẩu chuyện này ám chỉ 2 điều:

  • Cần chăm sóc kỹ lưỡng răng miệng trong thời kỳ mang thai (để không bị rụng răng).
  • Cần có chế độ dinh dưỡng tốt để đáp ứng nhu cầu canxi cho bào thai.

Rụng răng ở bà bầu có thể do bị sâu răng hoặc viêm lợi. Axit và vi khuẩn (sinh ra trong các mảng bám răng) là nguyên nhân gây sâu răng và bệnh viêm mô nướu. Các thay đổi về hormon trong quá trình mang thai khiến cho các mô nướu rất nhạy cảm với chứng viêm và chảy máu. Trường hợp này được gọi là “viêm nướu trong thai kỳ.”

Bà bầu hay ăn vặt và không vệ sinh răng miệng kỹ cũng khiến việc hình thành mảng bám gia tăng, mức độ viêm lợi (nướu) và sâu răng nặng.

Ảnh hưởng đến bé

Một vài nghiên cứu cho thấy các bệnh viêm nướu nặng có liên quan đến việc sinh non và sinh con thiếu cân. Ngoài ra, hiện nay người ta đã phát hiện ra rằng, người mẹ chính là nguyên nhân lây truyền vi khuẩn gây sâu răng sang bé sơ sinh. Trong khi, những người mẹ có sức khỏe răng miệng tốt, không bị sâu răng thường sinh con khỏe mạnh. Do đó, giữ vệ sinh răng miệng khỏe mạnh và điều trị sâu răng phát sinh trong khi mang thai cũng là quyết định giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé.

Ngăn ngừa

Hàng ngày, đánh răng đúng cách là các phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ các mảng bám răng đồng thời giữ cho bề mặt răng và các mô nướu khỏe mạnh.

Để bé có hàm răng khỏe từ trong bụng mẹ

Thực phẩm sử dụng trong quá trình mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của bé, trong đó có sức khỏe răng miệng.

Răng của bé bắt đầu phát triển ở dưới nướu răng trong khoảng từ ba đến sáu tháng đầu khi mang thai. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng thích hợp trong thời gian này có vai trò rất quan trọng. Việc ăn đầy đủ các chất protein, canxi, photpho và các vitamin A, C và D sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của hàm răng của bé sau này.

Florua cũng là một khoáng chất quan trọng đối với việc phát triển một hàm răng khỏe mạnh. Khi sinh bé, nha sĩ và bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên bạn nên bổ sung lượng florua thế nào cho hợp lý để bảo vệ hàm răng của bạn và con bạn.

Meyeucon.org - 14/05/2010
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • [Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Bà bầu bị đau mỏi chân do đâu? Cách xử lý như thế nào?
  • Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?
  • Cách giúp mẹ bầu giảm tiểu đêm hiệu quả

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn