Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mối nguy hiểm từ những món đồ chơi hàng ngày của bé

Những món đồ chơi trẻ tiếp xúc mỗi ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, không phải bố mẹ nào cũng chú ý đến việc phải thường xuyên vệ sinh chúng.

Các nhà khoa học khẳng định đồ chơi là nơi trú ẩn của vô vàn vi khuẩn, vi trùng có thể đe dọa sức đề kháng non yếu của trẻ con. Thế nên, việc vệ sinh đồ chơi cho con là vô cùng quan trọng nhưng chính xác là bao lâu chúng ta lại làm một lần? Thực tế, không có bất kì tiêu chuẩn chung về thời gian vệ sinh đồ chơi của con và đồ chơi có chất liệu khác nhau sẽ có phương pháp chùi rửa khác nhau.

Đồ chơi bằng nhựa hoặc bằng gỗ

Rất nhiều bà mẹ trên thế giới đồng ý rằng những món đồ chơi làm bằng nhựa hoặc gỗ phải được vệ sinh mỗi ngày. Đối với các loại đồ chơi mà các bé thường xuyên tiếp xúc như khối xếp hình hay xe hơi, bạn nên dùng khăn ướt lau 2 lần/ ngày và chà rửa bằng xà phòng cùng nước sạch mỗi tuần 1 lần.

Đồ chơi bằng gỗ không nên ngâm nước quá lâu bởi lẽ gỗ ngâm nước dễ mủn và nhanh hỏng. Không những vậy, đồ chơi gỗ ngâm nước cũng không tốt cho sức khỏe bé yêu. Rửa sạch đồ chơi cho trẻ sau khi ngâm không quá 5 phút, rồi đặt phơi khô chúng ở chỗ có không khí khô ráo.

Đồ chơi bằng vải, bông

Thú nhồi bông mặc dù là đồ chơi hầu hết các trẻ yêu thích nhưng nó được đánh giá là bẩn nhất trong tất cả các thể loại đồ chơi. Vì khó vệ sinh và sấy khô nên hầu hết chúng ta đều bỏ qua công đoạn giặt rửa chúng, điều này cực kì tai hại. Các mẹ lưu ý giặt các loại đồ chơi này 2 tuần 1 lần, tốt nhất là giặt với quy trình nước nóng của máy giặt rồi phơi nắng, đặc biệt nên chọn những ngày nắng to để có thể phơi chúng ngay lập tức dưới ánh nắng.

Ngoài ra còn có một cách khác hiệu quả hơn là trước khi giặt, bạn đặt đồ chơi vào túi nhựa rồi cho vào tủ lạnh để qua đêm. Sau khi bạn lấy đồ chơi từ tủ lạnh ra, máy giặt sẽ giúp loại bỏ ve bụi đã chết và chất thải của nó. Cần thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé để tránh lây bệnh từ vi khuẩn có trong đồ chơi.

Đồ chơi điện tử dùng pin

Nhiều bà mẹ lúng túng khi vệ sinh đồ chơi bằng điện tử vì sợ động đến các vi mạch và nhiều chi tiết nhỏ khiến chúng khó làm sạch hoàn toàn. Cách tốt nhất là dùng miếng vải sạch thấm nước nhẹ nhàng vệ sinh xung quanh và sử dụng bàn chải nhỏ làm sạch những chỗ chi tiết nhỏ. Bạn nên cẩn thận để không làm hư các vi mạch trong đồ chơi và đảm bảo các linh kiện đều gắn chặt không bong tróc để đảm bảo an toàn cho bé.

Sau khi lau bằng vải có thấm dung dịch phải lau lại bằng vải khô để không làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ chơi. Khi làm vệ sinh đồ chơi cho bé bằng đồ điện tử cần chọn những ngày thời tiết đẹp, nắng tốt để đảm bảo không có sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường đến đồ chơi trong quá trình làm vệ sinh chúng.

Đồ chơi bé mang theo khi tắm

Khi đi tắm, bé thường mang theo một số loại đồ chơi được làm bằng nhựa hay cao su. Sau khi tung tăng trong nước một thời gian dài, chúng trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển cả bên trong lẫn bên ngoài. Nếu trẻ có thói quen ngậm những con thú này khi tắm và trường hợp chúng không được vệ sinh thường xuyên sẽ vô cùng nguy hiểm.

Trước tiên, pha hỗn hợp giấm và nước theo tỉ lệ 1:1. Đổ đồ chơi vào dung dịch này và ngâm qua đêm, cần đảm bảo dung dịch ngâm có thể len lỏi vào bên trong các món đồ chơi. Sau 24 giờ, đổ và bóp hết dung dịch ngâm ra, rửa sạch lại với nước và phơi cho khô. Sau mỗi lần bé chơi, bạn cần rửa và bóp sạch nước bên trong ra rồi cho vào rổ hay giỏ có lỗ thoáng để đồ chơi mau khô, không nên cho vào thùng hay hộp vì dễ làm ứ nước trong đồ chơi.

ctvthuy - 22/03/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Sự phát triển của trẻ , Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi
  • Những dưỡng chất thiết yếu quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ
  • Khi con biếng ăn cha mẹ nên làm gì?
  • Công dụng thần kỳ của tỏi trong việc ngừa cảm cúm cho trẻ
  • Tình trạng kém hấp thu ở trẻ nhỏ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn