Khi bạn bắt gặp con mình đang thêu dệt một câu chuyện khó tin hay phủ nhận một việc chắc chắn bé đã làm thì đó chính là bé đã bắt đầu biết nói dối. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bé đang cố tình lừa dối cha mẹ đâu. Đôi khi, con nói dối, chối tội là do bố mẹ truy vấn bé hàng ngày, dù chỉ là một lỗi nhỏ cũng truy và bắt con nhận lỗi đến cùng, hoặc có thể do các bậc cha mẹ chúng ta cũng hay nói dối trước mặt bé. Nên khi trẻ nói dối, cha mẹ chúng ta nên khéo léo xử lý để bé nhận ra việc nói dối là không tốt nhé. Dưới đây là những cách xử trí khi trẻ nói dối, chúng ta cùng tham khảo nhé.
- Thuyết phục con nhận lỗi và để con được có cơ hội sửa sai rồi khen con dũng cảm. Đừng phủ đầu con ngay bằng những lời mạt sát, mắng mỏ.
- Không tạo cơ hội cho con nói dối bằng cách thay bằng dùng các câu nói “Ai làm thế này?”, “con làm phải không?” cha mẹ nên dùng “nào chúng ta cùng dọn?”, “theo con thì tại sao điều này xảy ra?”, “con có cách nào để lần sau không như thế?”
- Không mắng hoặc phạt khi phát hiện con gây ra lỗi mà phân tích cho con hiểu về việc con đã sai và hãy rút kinh nghiệm lần sau, đồng thời hướng dẫn cho con thực hiện. Bạn nên giảm bớt lời trách mắng, khuyến khích con tự thú nhận chứ không phải là chối tội. Ví dụ như khi bé vứt đồ đạc bừa bãi trong nhà, thay vì trách mắng bé, bạn có thể nói: “Mẹ đang băn khoăn không biết vì sao những đồ đạc này lại có chân mà chạy lung tung khắp nhà thế nhỉ?” hay: “Ước gì có ai đó giúp mẹ nhặt những đồ này để vào đúng vị trí của nó nhỉ!”.
- Phân tích cho con phân biệt được loại nói dối vô hại và có hại giúp trẻ phân biệt được để không có những nhận thức sai lệch khi lắng nghe xung quanh.
- Cha mẹ không nên nói trước mặt con cái dù lý do nói dối là vô hại