Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến thường sảy ra với các bà mẹ mới sinh khiến mẹ khốn khổ trong khi bé thì khóc quấy thèm khát sữa. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa, cách phòng tránh và những cách chữa trị hiện tượng tắc tia sữa hiệu quả nhất đã được nhiều bà mẹ áp dụng thành công.
Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa:
- Sữa mẹ tiết ra trong những ngày đầu tiên sau sinh là sữa non, rất nhiều chất dinh dưỡng và “rất đặc” chính vì sữa non rất đặc nên sẽ dễ gây ra hiện tượng tắc sữa. Nếu người mẹ không cho con bú sớm và thường xuyên thì lượng sữa non ” rất đặc ” sẽ không được giải phóng và bị ứ đọng lại trong hệ thống tuyến sữa và gây ra hiện tượng tắc tia sữa ở các bà mẹ.
- Ăn uống thất thường gây tổn thương tì vị, vị nhiệt ủng trệ, tiệt tích tại nhũ lạc gây tắc sữa.
- Với các bạn trẻ lần đầu làm mẹ thường chưa biết được điều này vì thế cần hỏi kinh nghiệm của những người đã sinh em bé trước và rút ra kinh nghiệm.
- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh
- Cảm nhiễm hàn tà, làm sữa khó lưu thông
- Các bà mẹ đã cho con bú sữa non ở ngay những ngày đầu tiên nhưng vẫn bị tắc sữa đó chính là vì không vắt hết sữa non thừa sau khi trẻ bú hoặc vắt sữa không đúng cách và vẫn còn 1 lượng sữa non đọng lại gây ra tắc sữa. Ngoài ra các bà mẹ cũng không được mặc áo ngực quá chật, cũng rất dễ gây tắc sữa.
- Trong quá trình cho con bú người mẹ vệ sinh đầu vú không tốt vì thế bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn thường xâm nhập từ ngoài vào thông qua đầu vú và hệ thống ống tuyến vú.Khi hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ bị hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài.
- Sản phụ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý… cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa
Các cách phòng tránh tắc tia sữa
- Các bà mẹ nên cho bú ngay, tốt nhất là 24h đầu tiên để bé được hưởng sữa non mà cũng là để phòng ngừa hiện tượng tắc tia sữa.
- Lau sạch đầu vú và vắt bỏ vài giọt sữa đầu tiên trước mỗi lần cho con bú, khi bé bú xong lại lau sạch và lau khô đầu vú.
- Luôn giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú.
- Nếu vắt sữa phát hiện tia sữa nào đó tắc hoặc chảy không thành tia, thì xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho bú như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.
- Mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm lợi sữa giúp hỗ trợ hoạt động của các tuyến sữa tốt hơn, tăng cường lượng sữa.
- Mẹ nhiều sữa và cho bé bú thường xuyên, bú đúng cách sẽ giúp mẹ đề phòng bị tắc tia sữa.
Các cách điều trị khi bị tắc tia sữa
- Cho bé bú thường xuyên
Nguyên nhân của hiện tượng căng tức núi đôi sau sinh là do lượng sữa về quá nhiều, do đó để giảm bớt tình trạng căng sữa, mẹ cần cho bé bú ngay sau sinh và bú thường xuyên, đủ cữ. Đây là cách dễ dàng nhất để giúp các mạch sữa dễ thông và giúp mẹ bớt căng tức. Các mẹ nên cho con bú đều đặn 2-3 giờ/lần hoặc cho con bú theo nhu cầu của bé từ ngay sau khi sinh để ngăn ngừa cương tức sữa. Mẹ cố gắng cho trẻ bú 10-12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ. Mẹ cố gắng cho trẻ bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia.
Không nên giới hạn thời gian trẻ bú. Thỉnh thoảng mẹ nên thay đổi tư thế trẻ bú để làm tăng tiết sữa.
- Tắm nước ấm với vòi sen
Vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực đặc biệt là đầu ti theo chiều từ trên xuống sẽ giảm tình trạng căng tức ngực, các u sữa cũng mềm ra làm ngực mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, mẹ hãy dùng tay để xoa bóp núi đôi để sữa thừa chảy ra theo dòng nước. Cách này sẽ giúp mẹ bớt đau và căng sữa hiệu quả.
- Dùng tay massage hai bầu ngực
Nếu sữa bị nghẹt ứ quá lâu khiến hai bầu ngực bị căng cứng và đau, các mẹ nên dùng tay massage từ từ nhẹ nhàng lên hai bầu ngực theo vòng tròn, tốc độ tăng dần đều, từ 20-30 lần, sau đó dùng lực mạnh xoa bóp để đẩy sữa ra ngoài.
- Chườm nóng
Kết hợp với massage mẹ nên chườm nóng để có hiệu quả cao hơn. Chườm nóng vừa giúp ngực bớt đau mà còn có tác dụng làm tan các cục kết đông và giúp sữa dễ dàng chảy ra ngoài. Các mẹ có thể dùng túi chườm nóng, hoặc khăn nóng chườm lên hai bầu ngực.
- Sử dụng dụng cụ hút sữa
Nếu mẹ bị tắc sữa gần đầu núm vú và sữa bị vón cục thì mới sử dụng phương pháp này. Vì dụng cụ hút sữa chủ yếu hút trực tiếp từ đầu núm vú, đối với trường hợp mẹ bị tắc sữa nằm sâu trong bầu ngực hoặc ở nang sữa thì không thể áp dụng được mà cần phải dùng tay massage để thông tia sữa. Có các dụng cụ hút sữa bằng tay hoặc bằng máy.