Trẻ sơ sinh tăng cân chậm làm nhiều mẹ lo lắng bởi những tháng đầu là giai đoạn trọng lượng của bé cần phải tăng đáng kể. Cân nặng của một đứa trẻ mới sinh bình thường khoảng 3 – 3,5 kg, nếu bé có cân nặng dưới 2,5 kg mà sinh đủ tháng là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non.
Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, vì mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển khác nhau. Bé có thể bị tụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên sau khi sinh, tụt khoảng 5 – 10% cân nặng nhưng từ tuần thứ 2, trẻ tăng cân rất nhanh, có thể bé sẽ tăng từ 1-1,2kg/ tháng trong vòng 3 tháng đầu tiên.
Ở thời điểm này có nhiều bé tăng cân rất nhanh, nhưng ngược lại có bé chỉ tăng khoảng 200- 400gam, thậm chí còn có những trẻ không tăng cân ở tháng đầu tiên.
Vậy nguyên nhân chậm tăng cân thường gặp với trẻ sơ sinh là gì?
– Sinh non, nhẹ cân: Trường hợp bé sinh non, sinh thiếu tháng hoặc đủ tháng nhưng nhẹ cân (dưới 2,5kg) sẽ có tốc độ tăng cân chậm hơn rất nhiều so với những trẻ bình thường khác. Ngoài ra những bé này có sức đề kháng kém, dễ bị bệnh nên việc tăng cân sẽ càng khó khăn hơn.
– Bé bú không đủ sữa: Thường thấy khi trẻ lười bú. Hoặc mẹ ít sữa, bé lười bú sữa công thức. Khi bé bú ít, năng lượng bé nhận được không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của bé, dẫn đến bé tăng cân chậm.
– Vấn đề về sức khoẻ: Việc chậm tăng cân có thể liên quan đến sức khoẻ của bé. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến bé chậm tăng cân như: thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, bất dung nạp đường lactose, trào ngược dạ dày…
Trẻ có hệ tiêu hóa kém ( hay bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, phân sống), hấp thu dưỡng chất kém cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng cân của trẻ.
-Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Trẻ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều. Dù vậy, trẻ vẫn cần được bú với mỗi cữ cách nhau khoảng 2-3 tiếng, ít nhất là trong 2 tuần đầu tiên. Nếu bé nhà bạn ngủ nhiều thì bạn cũng nên đánh thức bé dậy để bé bú, không để bé tăng cân chậm do thiếu dinh dưỡng.
Hậu quả và các giải pháp để khắc phục tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh:
Vì tốc độ tăng cân ở trẻ trong giai đoạn này rất nhanh. Nếu trẻ chậm tăng cân thì bé rất khó bắt kịp đà tăng trưởng một cách bình thường. Nếu xác định được trẻ sơ sinh tăng cân chậm có liên quan đến vấn đề sức khoẻ thì mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để điều trị bệnh dứt điểm. Bên cạnh đó, cha mẹ có con tăng cân chậm cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:
–Chăm chút cho giấc ngủ của con: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh do đó, cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Đặc biệt, mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với những lúc khác, điều này sẽ giúp bé phát triển tốt hơn.
– Cho bé bú thường xuyên:
+ Với trẻ bú mẹ thì nên tăng cường cho bé bú. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm mẹ cũng nên đánh thức bé dậy để cho bú.
Mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa đủ chất và lượng cho bé bú. Cũng cần lưu ý, dòng sữa mẹ chảy ra không giống nhau, sữa đầu có nhiều nước giúp bé đã khát, sữa cuối mới có nhiều chất béo. Muốn bé tăng cân thì bé phải bú được cả sữa đầu lẫn sữa cuối . Nên cho bé
bú hết một bên bầu vú này rồi mới chuyển sang bầu bên kia, tránh tình trạng cho bé bú một chút đã đổi bên.
+ Trường hợp mẹ không đủ sữa thì nên bổ sung thêm sữa công thức phù hợp cho bé. Với trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai thì nên chọn sữa công thức cao năng lượng dành cho trẻ sinh non, nhẹ cân.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ ăn đủ là: Trẻ thường mãn nguyện sau mỗi cữ bú, trẻ chơi ngoan, ngủ ngoan, đái nhiều, đại tiện đều từ 1 đến 3 lần trong ngày, không quấy khóc và tăng cân tốt.
-Bú đúng cữ: Bé ngủ lâu hơn vào ban đêm, bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng của trẻ, vì vậy bạn nên đánh thức bé dậy để bú. Thường không quá 4 tiếng/ lần đối với cữ bú đêm.
Ngoài ra, giai đoạn này do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, nên trẻ rất dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, phân sống,.. làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất khiến bé tăng cân chậm. Việc bổ sung men vi sinh trong trường hợp này là rất cần thiết
Nên chọn những chế phẩm men vi sinh có bổ sung cả 2 thành phần: lợi khuẩn ( Probiotics) và chất xơ hòa tan ( Prebiotics): Prebiotics là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột, giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn đến ruột để cải thiện khả năng tiêu hóa. Nhờ đó giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ để bé tăng cân tốt. Men cần được bảo toàn đến tận vị trí tác dụng ( lòng ruột) mà không bị phân hủy bởi dịch mật và dịch vị dạ dày thì cần có công nghệ bào chế bao kép hiện đại.
Hiện nay trên thị trường có men vi sinh Golden Lab đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, giúp bé tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất và tăng cân tốt hơn, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Các mẹ nên lựa chọn bổ sung để giúp con thoát khỏi tình trạng tăng cân chậm để bắt kịp đà tăng trưởng trong những năm đầu đời.