1. Lợi ích của ngũ cốc:
- Tốt cho hệ tiêu hóa
- Cải thiện được cơ nhai của răng miệng
- Loại bỏ được các chất bẩn bám trong răng àm cho răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa sâu răng và duy trì sức khoẻ răng miệng cho bé.
2. Hướng dẫn mẹ cách cho bé ăn ngũ cốc đúng cách
Tuy ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng nhưng ăn thiếu hay thừa đều có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Tỉ lệ trẻ con béo phì đang ngày tăng cao, nguyên nhân thường khởi nguồn từ “thức ăn nhanh” trong đó có cả lý do cho trẻ ăn ngũ cốc vượt quá mức quy định.
Cho con ăn quá nhiều không chỉ ảnh hưởng xấu tới trọng lượng cơ thể mà con làm giảm mức năng lượng và khả năng tập trung của trẻ tuổi đi học. Mẹ chỉ nên cho bé tập làm quen với ngũ cốc vào tháng thứ Sáu, hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu hoàn thiện, tiêu hóa được tinh bột.
Từ 6 – 24 tháng: Bé chưa mọc răng hàm nên cần ăn mềm, bé thường ăn bột, cháo nên loại ngũ cốc trong giai đoạn này chủ yếu là gạo nấu cháo hoặc gạo xay thành bột ăn dặm.
Từ 2 – 3 tuổi: Bé đã ăn được chế độ ăn cứng hơn, nên ngoài gạo, bé có thể ăn một ít bột mì từ bánh mì, mì. Từ 3 tuổi trở đi, bé có thể ăn như người lớn nên ngoài cơm, có thể ăn bánh mì, hủ tiếu, bún, ngô, kê…
Mẹ hãy tìm các ngũ cốc được làm 100% từ ngũ cốc nguyên hạt, không có chất béo, ít hơn 4g đường bổ sung, ít hơn 480mg natri và có chứa 2g chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn. Mẹ hãy loại bỏ những thành phần bột mì tinh chế, bột mì trắng hay các loại dầu hydro hóa trên nhãn bao bì vì nó sẽ hại sức khỏe bé.
Bữa ăn chỉ có ngũ cốc mà thiếu đạm thì não sẽ hoạt động kém linh hoạt, dễ buồn ngủ. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng ngũ cốc vừa phải. Trong bữa ăn hằng ngày của bé, ngũ cốc cần được cân đối hợp lý cùng với các thực phẩm thuộc nhóm giàu đạm thịt, cá, trứng… Thực phẩm nhóm giàu chất béo (dầu, mỡ, bơ…) và thực phẩm cung cấp vitamin muối khoáng như rau quả. Bé sẽ khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp