Thai kỳ được chia ra 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy bà bầu cần bổ sung dưỡng chất một các khoa học để có thể cung cấp đầy đủ nhất cho cả mẹ và bé trong bụng. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các giai đoạn mang thai:
3 tháng đầu ăn gì tốt cho bà bầu?
Ba tháng đầu là thời gian mà hầu hết các mẹ phải đối mặt với triệu chứng ốm nghén, khiến cho việc bổ sung cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng trở nên hạn chế. Tuy nhiên không phải vì thế mà các mẹ bỏ bê việc ăn uống, khiến cơ thể thiếu đi những dưỡng chất cơ bản để thai nhi phát triển. Dưỡng chất cần thiết nhất trong giai đoạn này phải kể đến là axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Ngoài ra còn có canxi, sắt, protein… Trong đó:
Axit folic: Tiêu chuẩn hàm lượng axit folic bà bầu cần trong giai đoạn đầu này là 400mg. Những thực phẩm giàu axit folic thường có trong rau có lá màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bina, cải bắp Bỉ, bắp cải, cải xoăn, đậu bắp), đậu (đậu xanh, đậu, đậu lăng), ngô, khoai tây nướng, măng tây, đậu Hà Lan tươi, cam và nước cam, trứng, các loại thực phẩm từ ngũ cốc.
Protein: Protein nên được bổ sung thêm khoảng 15gr protein mỗi ngày. Chất đạm thường có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ, đậu đen… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
Chất sắt: Thông thường trong 3 tháng đầu bà bầu cần bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày. Sắt có trong: thịt bò, gan, tim, cật, rau xanh… giúp tăng thể tích máu phòng ngừa thiếu máu.
Canxi: Canxi có nhiều trong sữa, trứng, hải sản, tôm, cua, cá… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Khi cơ thể mẹ thiếu canxi sẽ dễ dẫn đến loãng xương, đau nhức khớp và bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ. Khi bổ sung canxi các mẹ lưu ý kết hợp với phơi nắng vào sáng sớm hoặc cuối chiều để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.
Vitamin và khoáng chất: Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong 3 tháng đầu mang thai đóng vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ bầu và bé yêu. Đặc biệt là vitamin A, vitamin D và C. Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ thai nhi rất hiệu quả. Tuy nhiên các bà bầu lưu ý, không nên bổ sung quá nhiều vitamin A vào cơ thể, bởi vitamin A có thể gây ra những bất thường, khiến thai nhi bị khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh…
Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu hầu hết các bà bầu đều có hiện tượng ốm nghén. Việc ốm nghén này ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng của các mẹ. Do đó, để giảm tình trạng ốm nghén, các mẹ có ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng hoặc số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh… Hay có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai…
3 tháng giữa ăn gì tốt cho bà bầu?
Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, ngoài những dưỡng chất đã kể ở 3 tháng đầu, trong 3 tháng giữa bà bầu nên bổ sung thêm một số dưỡng chất khác để đáp ứng thêm nhu cầu cho sức khỏe của bản thân, cũng như em bé trong giai đoạn này:
Vitamin C: Vitamin C có vai trò tạo bánh nhau bền chắc giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp hỗ trợ phát triển cấu trúc xương, sụn, gân và da. Vitamin C có trong các loại rau xanh đậm (rau bina, bắp cải Bỉ, ớt chuông, bông cải xanh)., trái cây như: bưởi, cam, quýt, dứa, dâu tây, wiki…
Omega-3: Nguồn thực phẩm giàu Omega-3 là cá, tuy nhiên bà bầu nên tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu, cá ngừ, cá mồi… Hoặc đơn giản hơn là sử dụng mỗi ngày 1 viên thuốc tổng hợp có chứa DHA và EPA đã tiêu chuẩn hóa theo công thức 4.5 DHA/1 EPA như trong thuốc Procare.
Magie: Magie trong giai đoạn 3 tháng giữa này đặc biệt có vai trò quan trọng giúp giảm co cơ, chuột ruốt ở bà mẹ, đồng thời ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như tiền sản giật… xảy ra. Một số thực phẩm giàu Magie là:
- Gạo lức, lúa mì, bột lúa mỳ, bột yến mạch.
- Hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, các loại hạt.
- Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ và các loại đậu tươi khác.
- Cá hồi, cá bơn
- Hạt bí ngô, hạt hướng dương
- Chuối, nho, bơ
DHA: DHA là một thành phần trong axit béo Omega-3 đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành lớp màng tế bào thần kinh, thị giác, chất xám trong não bộ của trẻ. Giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2 này, não của bé phát triển liên tục và mạnh mẽ nhất, do đó DHA đóng vai trò cực kỳ quan trọng cung cấp độ mềm dẻo, đàn hồi cho màng tế bào thần kinh. Các bà bầu nên chú ý bổ sung DHA thông qua các thực phẩm cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, trứng omega 3… sẽ rất tốt cho não bộ của em bé đó.
3 tháng cuối ăn gì tốt cho bà bầu?
Ở giai đoạn 3 tháng cuối, thai nhi ngày càng phát triển, mẹ bầu có xu hướng thiếu năng lượng cũng như mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, không chỉ đảm bảo sức khỏe cho em bé mà bản thân còn phải dự trữ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú… Do vậy, ngoài duy trì những thực phẩm giàu sắt, canxi, DHA… ba tháng cuối thực phẩm dinh dưỡng của thai phụ cần đảm bảo những chất sau:
- Vitamin và khoáng chất: Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả.
- Chất bột đường: cung cấp năng lượng hàng ngày. Có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên cung cấp đủ lượng bột đường, tránh ăn nhiều sẽ dễ gây béo phì và khó khăn cho việc sinh nở.
- Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).
- Nước: Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp các mẹ có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. Do đó bà bầu nên uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày.
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong suốt thai kỳ sẽ giúp các mẹ bầu phòng ngừa nhiều bệnh tật, đồng thời giảm thiểu nguy cơ dị tật ở thai nhi. Vì vậy, các mẹ nhớ đọc kỹ những thực phẩm cần bổ sung ở mỗi giai đoạn của thai kỳ để chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé một cách toàn diện nhất nhé!