Hẳn các mẹ đã biết vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Chúng góp phần giúp cho xương và răng của bé chắc khỏe. Ngoài các nguồn thức ăn cung cấp vitamin D thì việc tắm nắng cho trẻ cũng là việc mẹ nên làm để cung cấp vitamin D cho bé vì những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, và kích hoạt da sinh vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho.
Hãy cùng Meyeucon.org áp dụng việc cho bé yêu tắm nắng đúng cách nhé.
Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là các bé sơ sinh
1. Thời điểm cho bé tắm nắng thích hợp nhất:
Từ 6 – 9h sáng là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím phát ra từ mặt trời tương đối yếu nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé. Còn sau 4h – 5h chiều là khoảng thời gian thành phần X-quang trong tia cực tím nhiều, có thể giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho, hỗ trợ sự phát triển của xương. Vì vậy thời điểm thích hợp để cho bé tắm nắng chính là từ 6h-9h sáng và sau 4h-5h chiều
Cha mẹ nên chú ý không cho bé ra nắng vào giữa trưa đến 4h chiều, bởi lúc này tia cực tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh nhất nên dễ gây tổn thương cho làn da nhạy cảm, mỏng manh của bé
2. Thời gian tắm nắng cho bé kéo dài trong bao lâu?
Cha mẹ có thể cho bé tắm nắng từ 10 phút đến 30 phút tùy theo sự phát triển của bé
Thông thường trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đã có thể tắm nắng.
Nếu bạn thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nhanh chóng đưa bé về nhà cho uống một chút nước lọc, cũng có thể lấy nước ấm lau người cho bé.
3. Cách tắm nắng cho bé
Để hạn chế mức thấp nhất khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng với ánh nắng, bạn nên “tập” cho bé quen dần với ánh nắng bằng cách bế bé ra nắng một chút rồi cho bé vào chỗ mát nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục cho bé ra chỗ có ánh nắng. Khi mới cho bé tắm nắng, chỉ nên để ánh nắng chiếu vào từng phần trong khoảng 1 phút, lâu dần mới tăng thời gian lên. Vào mùa hè, tỉ lệ tia cực tím trong ánh nắng thường cao hơn các mùa khác nên bạn phải chú ý bảo vệ đầu và mắt cho bé. Tốt nhất là cho bé đội mũ làm bằng chất liệu vải sợi tự nhiên, thoáng mát, thấm mồ hôi và đặc biệt phải rộng vành để che ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.
Khi bắt đầu, bạn cứ cho bé mặc quần áo như bình thường. Phơi nắng được một lúc, nếu cảm thấy nhiệt độ cơ thế bé tăng lên, bạn dần dần cởi bớt áo quần cho bé. Làm như vậy sẽ khiến bé cảm thấy rất sảng khoái mà lại đảm bảo sức khỏe cho bé. Sau khi tắm nắng xong, nên mặc thêm quần áo cho bé luôn bởi trong lúc phơi nắng, các lỗ chân lông nở to ra nên khi bạn đưa bé vào nhà hoặc nơi râm mát, các khí lạnh sẽ dễ dàng thâm nhập qua lỗ chân lông khiến cơ thể bé ngấm lạnh nhanh, thậm chí dẫn đến cảm lạnh.
- Những lưu ý tắm nắng cho trẻ
– Tốt nhất nên cho trẻ tắm nắng ở nơi hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nhiên nếu gia đình bạn không tiếp xúc được thiên nhiên có thể mở cửa sổ ra để ánh nắng chiếu vào phòng.
– Tắm nắng cho trẻ khi trời ấm, không có gió lớn, thời tiết nhiệt độ vừa phải.
– Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa, mùa đông.
– Tuyệt đối không tắm nắng khi mặt trời đã lên cao. Vào mùa hè từ 7h trở ra không nên tắm nắng cho trẻ bởi tia nắng lúc đó đã gay gắt và chói chang.
– Sau khi cho trẻ sơ sinh tắm nắng xong, cha mẹ phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho bé uống một chút nước bổ sung.