Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mẹo hay đánh bay vết bầm tím

Chườm đá, chườm ấm, dùng nha đam, mất gấu… là một trong những biện pháp đánh bay vết bầm tím trên cơ thể. Thử đi, bạn sẽ thấy kết quả như ý muốn đấy.

6

Chườm đá

2

Chườm đá là phương pháp trị vết bầm tím khá hiệu quả, được biết từ rất lâu, nhất là những người hay chơi thể thao luôn sử dụng chườm lạnh để làm giảm vết bầm tím và đau nhức nhanh chóng, bởi vì chườm đá lạnh sẽ giúp ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và dây thần kinh ở vị trí bầm tím do đó giảm đau, đồng thời làm giảm bớt sự xung huyết tại chỗ bầm tím, làm vị trí đó bớt sưng tím. Cách làm rất đơn giản, chỉ việc cho đá viên vào một cái khăn bọc lại và chườm trực tiếp lên vết bầm tím, day đi day lại vết bầm tím đó là được, làm trong khoảng 15-20 phút là được, vết bầm tím sẽ bớt bị sưng tụ máu và giảm đau hiệu quả. Lưu ý cách này chỉ sử dụng với những người trẻ, khỏe mạnh, không bị hạ thân nhiệt.

Chườm ấm

3

Khi bị va đập, máu sẽ bị tụ lại gây bầm tím, máu khó lưu thông, hãy sử dụng một chiếc khăn ấm để lên vết máu bầm và chườm khăn ấm lên vết bầm tím , xoa bóp nhẹ nhàng để làm máu được lưu thông tan vết máu bầm tụ. Thực hiện biện pháp này với trẻ em và người già, vì nhóm người này dễ bị hạ thân nhiệt nếu như chúng ta chườm lạnh và gây nguy hiểm cho sức khỏe người được điều trị.

Nha đam và ngò tây

1

Bạn nên biết, nha đam và ngò tây có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giàu vitamin, điều này giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm. Hãy xay nhuyễn nha đam và ngò tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.

Mật gấu

1

Chắc hẳn các bạn đã nghe tới mật gấu dùng để xoa bóp điều trị các vết bầm tím, mật gấu có tính nóng, làm tan máu bầm máu tụ, giảm đau sưng viêm, vì thế khi bị bầm tím hãy sử dụng mật gấu để xoa bóp vào vết bầm tím đó mỗi ngày 2-3 lần giúp làm tan máu bầm, giảm đau hiệu quả. Lưu ý rằng chỉ sử dụng mật gấu để xoa bóp những vết bầm tím không hở da thịt và nên pha loãng mật gấu trước khi sử dụng vì tính năng của mật gấu rất cao dễ gây khó chịu, kích ứng da nếu như sử dụng mật gấu đặc bôi trực tiếp lên da thịt. Hiện nay có rất nhiều người chỉ vì những lợi ích cá nhân mà đã săn bắt gấu và lấy mật gấu để buôn bán kinh doanh, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm trong đó có gấu, từ đó dễ đẩy các loài động vật tới bờ tuyệt chủng, vì vậy không nên săn bắt, buôn bán, kinh doanh các loại động vật trái phép, trái với quy định của nhà nước.

Lăn trứng gà

5

Bạn có tin không, quả trứng gà chúng ta ăn hàng ngày, vừa có nhiều chất dinh dưỡng cao lại có tác dụng làm giảm đau và hết bầm tím cho các bạn đấy. Khi bị va đập ở đâu đó khiến da bạn xuất hiện các vết đau bầm tím, hãy nhanh chóng luộc một quả trứng gà rồi lăn trên vết bầm tím, chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả rất nhanh.

Dầu gió, dầu con hổ

4

Cách làm nhanh nhất tiện lợi nhất mà mọi người hay làm là dùng dầu gió, dầu con hổ xoa bóp vết bầm tím để điều trị, giúp giảm đau hiệu quả và giảm sưng huyết bầm tím.

ctvthuy - 26/08/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Chăm sóc trẻ em , Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Sinh tố dưa hấu – thức uống lý tưởng để giảm cân
  • Để mẹ có nguồn sữa dồi dào cho con
  • Trẻ bị nấm lưỡi dùng mật ong để điều trị có được không?
  • Cho trẻ béo phì ăn thế nào là hợp lý
  • BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn