Khi thời tiết thay đổi, hoặc thời tiết quá lạnh, các bé thường rất dễ bị cảm cúm. Chỉ với một vài nhánh tỏi, mẹ có thể dễ dàng phòng cảm cúm cho bé yêu của mình.
1. Cho bé ngửi mùi tỏi
Nếu bé không chịu ăn cháo nấu chung với tỏi, các mẹ đừng lo. Có thể lấy tép tỏi, đập giập, cho vào miếng gạc và kẹp vào trong áo của bé cả ngày. Hết ngày, mẹ lại thay cho bé miếng gạc và tỏi khác.Hoặc mẹ có thể cho con ngửi tép tỏi đã đập dập để phòng chống cúm. Mẹ lưu ý đừng để con cầm tỏi bằng tay nhé. Có thể con lấy tay dụi mắt sẽ bị cay mắt.
2. Cho bé uống nước tỏi nướng
Mẹ chọn nhánh tỏi ta, thơm, nướng kỹ nhưng không để cháy. Khi tỏi đã chín đều, mẹ bóc vỏ tỏi, giã nhuyễn, lọc lấy nước trong cho bé uống. Có thể pha thêm một chút nước ấm để bé dễ uống.
Chỉ với vài ánh tỏi, mẹ có thể dự phòng cảm cúm cho bé một cách hiệu quảCác mẹ yên tâm, tỏi đã nướng lên không còn vị cay, lại có vị thơm, nên chắc chắn bé sẽ thích. Cách này làm tăng cường sức đề kháng của bé và phòng cúm rất hiệu quả.
3. Nấu bột/cháo với tép tỏi đập dập
Nếu bé không chịu uống nước tỏi, mẹ có thể đập giập hay giã nhỏ một tép tỏi, đem nấu chung với cháo cho bé ăn. Tỏi tuy có dậy mùi, nhưng khi được nấu chung với cháo của bé thì lại có vị rất thơm và ngậy.Với những bé dưới 9 tháng tuổi, mẹ có thể giảm lượng tỏi cho vào cháo của bé là nửa tép tỏi.
Các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho bé
Để phòng cảm cúm cho bé, ngoài việc dùng tỏi, mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho bé bằng nhiều cách:
– Giữ ấm cho bé, nhất là phần chân và tay.
– Tránh mặc cho bé quá nhiều quần áo, ủ bé kỹ khiến bé nóng, ra nhiều mồ hôi, dễ mắc cảm lạnh.
– Bữa ăn của bé cần đầy đủ dưỡng chất và bổ sung các vitamin cho bé, đặc biệt là vitamin C. Tốt nhất, mẹ hãy bổ sung vitamin cho bé từ các nguồn thực phẩm tự nhiên.
– Khi bé có hiện tượng hơi ho, ho húng hắng hoặc sụt sịt, sổ mũi, mẹ cần điều trị ngay cho bé. Tránh để bé ho và sổ mũi lâu, dễ trở thành bệnh mãn tính.