Bệnh viêm họng thường gặp ở trẻ, nó tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi sát sao vì có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Những loại viêm họng thường gặp nhất ở trẻ đó là:
1. Viêm họng cấp
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp ở trẻ em là do virus, và có tới 200 loại virus liên cầu khuẩn nhóm A gây nên. Bên cạnh đó, môi trường sống ẩm ướt, thời tiết lạnh thuận lợi cho vi khuẩn phát triển cũng là nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ em. Khi bé bị viêm họng cấp thường có các biểu hiện như: tắc mũi, khàn tiếng, ho khan, bị hạch ở cổ, sưng tấy. Bé bị viêm họng cấp sốt cao, trường hợp nặng hơn thì bé có thể bị sốt lên tới 39-40 độ C.
- Thông thường, khi trẻ bị viêm họng cấp thì triệu chứng chỉ xuất hiện trong khoảng 3-4 ngày và sau đó bệnh giảm dần. Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm họng cấp bội nhiễm thì các triệu chứng đó sẽ kéo dài hơn và có thể dẫn đến các biến chứng như viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai, viêm cầu thận…
- Nếu phát hiện trẻ bị viêm họng cấp, cần cho bé nghỉ ngơi, giữ ấm cho bé cẩn thận, súc miệng thường xuyên cho bé bằng nước muối loãng, chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ…
Chi tiết: Bệnh viêm họng cấp
2. Viêm họng hạt
- Viêm họng hạt ở trẻ là một loại viêm họng mãn tính, dù không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và thường xuyên đau nhức ở họng và khó điều trị. Trẻ bị viêm họng hạt là do nhiễm trùng virus, do cúm, do thủy đậu, dị ứng, stress…Viêm họng hạt ở trẻ em thường có các biểu hiện như: ngứa họng, họng khô rát, mỗi khi ngủ dậy hay khạc ra đờm, họng sưng đỏ và có nhiều đốm trắng ở vòm họng.
- Việc điều trị viêm họng hạt ở trẻ nhỏ tương đối khó, vì bệnh này đã trở thành mãn tính. Sử dụng phương pháp đốt điện là một trong những cách chữa viêm họng hạ ở trẻ em, tuy nhiên với cách này chỉ đốt được những hạt to, vẫn có nguy cơ tái phát lại bệnh như trước.
Chi tiết: Viêm họng hạt ở trẻ
3. Viêm họng mủ
- Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, mặc dù không khó chữa trị, nhưng nếu điều trị sai cách có thể để lại những hậu quả nặng nề. Cũng giống như các bệnh viêm họng nói chung, bệnh viêm họng mủ ở trẻ em có các triệu chứng sau: đau hay rát họng, nuốt đau, mỗi lần nuốt có cảm giác như có vật ở bên trong họng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu và sốt, có mủ bên trong họng, hơi thở có mùi hôi…
- Đối với bệnh viêm họng mủ ở trẻ em, việc tự ý mua thuốc về chữa trị là cực kì nguy hiểm. Vì vậy, để điều trị viêm họng cấp ở trẻ em, tốt nhất nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để đảm bảo an toàn.
Chi tiết: Viêm họng mủ
Khi trẻ bị viêm họng thì nên ăn gì?
- Khi bị viêm họng, việc ăn uống của trẻ trở nên khó khăn hơn, bởi vậy bố mẹ cần chú ý những thực phẩm dễ ăn vừa tốt cho trẻ khi bị viêm viêm họng. Đầu tiên là các thực phẩm giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vừa trị được viêm họng. Các loại hoa quả như cam, chanh, quất, ổi, xoài, táo, măng cụt…nên cho bé ăn nhiều, tốt nhất là xay ra làm sinh tố hoặc vắt lấy nước. Đây là cách trị viêm họng ở trẻ em khá hiệu quả mà mẹ nên tham khảo.
- Những món súp nấu cùng nấm, rau, hành… cũng rất tốt bởi giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Những món canh có tính trơn, mát như mùng tơi, khoai lang, bầu, bí, mướp…cũng tốt cho bé khi bị viêm họng.
- Nếu bé bị viêm họng không chịu ăn thì mẹ có thể dùng mật ong cũng là giải pháp rất tốt cho bé, vì mật ong có tính kháng khuẩn, hơn nữa lại có tính sinh miễn dịch, có lợi trong việc tạo đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày, mẹ có thể pha một chút mật ong với nước ấm và vắt thêm một ít chanh hoặc gừng cho bé uống sẽ làm dịu cổ họng của bé.
- Ngoài ra, việc cho trẻ uống nhiều nước là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau họng…
Khi trẻ bị viêm họng thì kiêng ăn gì?
- Khi trẻ bị viêm họng nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn đặc, bởi vì khi nuốt, có thể thức ăn sẽ mắc nghẹn lại ở cổ họng trẻ làm cho bé khó chịu, đau họng và làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Nên kiêng một số món ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ, bởi chúng gây kích ứng cổ họng, làm cho cổ họng ngày càng sưng to thêm. Bên cạnh đó, thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ sinh ra đờm gây khó chịu cho trẻ.
- Đồ ăn ngọt cũng là loại thực phẩm nên tránh, như bánh kẹo, nước ngọt…vì chúng làm giảm sức đề kháng của trẻ.
Các cách giảm bớt đau họng cho trẻ
- Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu cổ họng bị đau.
- Mật ong được biết đến là phương thuốc điều trị bệnh viêm họng, tuy nhiên chỉ dùng các loại chế biến từ mật ong cho trẻ trên 1 tuổi.
- Bé cần được uống nhiều nước, uống nhiều nước lọc hoặc có thể thay thế bằng nước trái cây.
- Đối với trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm (từ 5-6 tháng tuổi), mẹ có thể cho bé uống đồ ấm, trà hoặc nước luộc rau để làm dịu cổ họng cho bé. Cho bé uống nhiều nước lọc hoặc thay thế bằng nước hoa quả. Các mẹ cần lưu ý là không được sử dụng mật ong để điều trị viêm họng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nó có độc tố khiến hệ tiêu hóa của bé trong độ tuổi này bị ảnh hưởng.
- Thực đơn đồ ăn cho bé cần nghiền nhỏ hơn bình thường, cháo cần nấu loãng hơn để bé dễ buốt.
- Đối với trẻ sơ sinh, cần cho trẻ bú nhiều sữa hơn khi bị viêm họng, nếu bé vì đau họng mà bú ít, mẹ có thể giảm lượng sữa bú mỗi lần và tăng tần số lần bú trong ngày lên.
- Khi thử những biện pháp trên mà trẻ vẫn đau họng, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé. Tuyệt đối không cho bé uống thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.