Giúp mẹ chọn thức ăn phù hợp với tuổi của bé khi ăn dặm, kể cả mẹ không áp dụng ăn dặm kiểu Nhật. Mẹ không còn lo bé bị dị ứng thức ăn, “Tào tháo đuổi” hay táo bón.
Mẹ lưu ý từng đặc điểm của từng giai đoạn nhé
5-6 tháng
Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Lượng muối cho bé ăn chỉ bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ.
Những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé. Ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn mềm hơn và thử cho bé ăn lại.
7-8 tháng
Giai đoạn này có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ. Nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều loại rau xanh. Những loại rau mềm như rau chân vịt, bé mới chỉ ăn được phần lá.
9-11 tháng
Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau chân vịt (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn.
Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món cá sống, gỏi cá. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.
12 tháng trở lên
Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc thôi cho bé uống sữa. Sang giai đoạn này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm.
Cần chú ý ở giai đoạn này thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g).
Từ 12 tháng trở lên, mẹ mới nên cho bé ăn t hịt. Nếu cho bé ăn sớm, bé cũng khó hấp thu chất đạm
Trong phương pháp ăn dặm, người Nhật chia các nhóm thức ăn thành 3 “màu”: vàng, xanh, đỏ, tượng trưng cho 3 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất xơ, chất đạm.
“Bảng” các loại thức ăn dưới đây giúp mẹ dễ chọn các loại thức ăn phù hợp với tuổi của bé trong thời kỳ ăn dặm, kể cả mẹ không áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Từ giờ, mẹ không còn lo bé bị dị ứng thức ăn, “Tào tháo đuổi” hay táo bón nữa nhé!
Độ tuổi của bé | Vàng | Xanh | Đỏ |
5 – 6 tháng | cơm, cháo loãng, chuối, khoai tây, khoai lang | táo, cà rốt, cà chua, su hào, rau chân vịt, dâu, súp lơ, bắp cải, ớt đỏ | ½ lòng đỏ trứng luộc, sữa chua không đường, bột đậu nành, fomai, bơ, cá cơm, cá trắng, đậu phụ, sữa đậu nành |
7 – 8 tháng | tất cả các món của giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch | tất cả các món của giai đoạn trước và thêm hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách. |
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm đậu đỏ, cá hồi, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên) |
9 – 11 tháng | tất cả các món của giai đoạn trước thêm bánh quy, mỳ Ý |
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm nấm, tảo biển, rong biển khô |
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm mực, cá, sò điệp, thịt bò, hào, thịt xay, đỗ |
12 tháng trở lên | tất cả các món của giai đoạn trước | tất cả các món của giai đoạn trước | tất cả các món của giai đoạn trước và thêmtôm, thịt lợn, mực nguyên con, cá ngừ, bạch tuộc, nạc mỡ lẫn lộn, |