Trong quá trình mang thai có rất nhiều mẹ bầu bị trào ngược dạ dày. Tình trạng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy đây không phải tình trạng quá nguy hiểm nhưng lại mang đến nhiều khó chịu và phiền toái cho mẹ bầu. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Mục lục
Triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai
Thông thường thì những triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai của mẹ bầu cũng gần giống với những đối tượng khác. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Ợ chua, ợ hơi,ợ nóng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất và xuất hiện hầu hết ở tất cả các đối tượng bị trào ngược dạ dày. Với mẹ bầu thì hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất khi ăn no và khi nằm ngủ.
Đau tức ngực: Do quá trình acid dư thừa trào ngược sẽ gây kích thích đầu dây thần kinh nằm trên bề mặt niêm mạc thực quản nên sẽ xuất hiện tình trạng đau tức ngực.
Thường xuyên buồn nôn, nôn ói: Quá trình mang thai nếu mẹ bầu bị trào ngược dạ dày sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn ói nhiều và có cảm giác nghẹn cổ họng.
Ho khan, khàn giọng: Dây thanh quản của mẹ bầu lúc này sẽ bị viêm sưng do phải tiếp xúc trực tiếp với acid dư thừa trào ngược lên khoang miệng khiến những cơn ho xuất hiện, sau đó là khàn giọng, thậm chí mất giọng.
Khó nuốt: Khi tình trạng trào ngược càng nghiêm trọng thì acid đẩy trào ngược lên càng nhiều khiến cho niêm mạc thực quản lúc này bị viêm tấy, sưng đỏ, phù nề. Điều này gây cản trở việc nhai nuốt thức ăn của mẹ bầu.
Khoang miệng tăng tiết nước bọt: Khi dịch vị acid dư thừa trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Lúc này khoang miệng sẽ tăng tiết nhiều nước bọt nhằm trung hòa lượng acid dư thừa này.
Một số triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng nêu trên, mẹ bầu có thể gặp thêm một số triệu chứng khác do trào ngược dạ dày khi mang thai như: Xuất huyết đường tiêu hóa, thiếu máu, sụt cân nhanh, chán ăn, bỏ bữa, mất vị giác,…
Nguyên nhân trào ngược dạ dày khi mang thai
Trào ngược dạ dày khi mang thai có khá nhiều nguyên nhân. Mẹ bầu có thể nhận diện qua những nguyên nhân dưới đây:
Do sự phát triển của thai nhi
Khi thai nhi phát triển và có cân nặng to dần khiến tử cung của mẹ bầu giãn nở nhanh chóng. Việc này sẽ tạo ra áp lực lên các vòng cơ thắt thực quản và dạ dày. Lúc này dạ dày và thực quản bị chèn ép khiến tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày lên thực quản. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều nhất ở chu kỳ cuối cùng của thai kỳ.
Bị nhiễm vi khuẩn HP
Do quá trình mang thai sức đề kháng của mẹ bầu suy yếu nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP xâm nhập, phát triển sau đó là gây bệnh. Trong khi vi khuẩn HP chính là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý về dạ dày cũng hệ tiêu hóa.
Mẹ bầu thừa cân, béo phì
Trong quá trình mang thai vì nghĩ đến sự phát triển của thai nhi nên tâm lý mẹ bầu thường sẽ cố gắng ăn nhiều các loại thực phẩm nhằm giúp con tăng cân và khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu mẹ bầu ăn quá nhiều không có chế độ khoa học sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Điều này gây ra sự chèn ép lên dạ dày khiến tình trạng trào ngược dạ dày sẽ nghiêm trọng hơn. Vì vậy mẹ bầu cần hết sức lưu ý về vấn đề này.
Sự thay đổi hormone
Trong thời kỳ mang thai hàm lượng hormone progesterone sẽ sản xuất ra nhiều hơn mức bình thường. Điều này khiến cho cơ thắt thực quản mềm hơn, giãn ra sau đó sẽ xuất hiện kẽ hở. Chính vì thế dịch vị acid dư thừa cùng thức ăn dễ bị đẩy trào ngược lên thực quản thông qua các kẽ hở này.
Nguyên nhân trào ngược khi mang thai do stress
Phụ nữ khi mang thai thường mang tâm lý lo lắng, căng thẳng kéo dài khiến cho hàm lượng cortisol sản sinh ra nhiều hơn. Từ đó làm giảm đi chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới, đồng thời kích thích tăng tiết dịch vị acid nhiều hơn. Khi acid này dư thừa nhiều chắc chắn sẽ bị đẩy trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
Tác hại của trào ngược dạ dày khi mang thai
Phụ nữ đang mang thai nếu bị trào ngược dạ dày sẽ dẫn đến khá nhiều tác hại. Vì vậy mẹ bầu cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng có thể xảy ra với thực quản bao gồm:
Viêm loét dạ dày, thực quản: Do dịch vị acid dư thừa nhiều sẽ gây ra tổn thương đến niêm mạc dạ dày và thực quản. Đồng thời gây viêm loét, sưng tấy dạ dày. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng co rút thực quản khiến thực quản hẹp hoặc xuất hiện sẹo thực quản.
Tiền ung thư thực quản: Nguy cơ trào ngược dạ dày hầu hết sẽ xảy ra trong tất cả các lần mang thai ở phụ nữ. Chính vì sự tiếp xúc với acid dư thừa lặp đi lặp lại trong những quá trình mang thai sẽ khiến cho tế bào lót ở vùng thấp của thực quản bị đổi màu. Lâu ngày hiện tượng này sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
Do đó khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu trào ngược dạ dày nào khi mang thai. mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
Điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai
Trong quá trình mang thai nếu bị trào ngược dạ dày hay bất cứ bệnh lý nào thì việc sử dụng thuốc điều trị thường sẽ không được khuyến khích. Do vậy mà bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên áp dụng những phương pháp an toàn tại nhà trước. Nếu áp dụng không đỡ mới tiến hành sử dụng thuốc điều trị.
Nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống chính là yếu tố tác động trực tiếp tới các hoạt động của hệ tiêu hóa. Bởi nguyên nhân lớn gây trào ngược dạ dày khi mang thai cũng là do mẹ bầu ăn uống thiếu khoa học. Vì lẽ đó mà ngay từ hôm nay mẹ bầu cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no trong một bữa và ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Uống nhiều nước mỗi ngày. Mẹ bầu nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày bao gồm cả nước lọc, nước hoa quả và nước canh.
- Hãy ăn chậm, nhai kỹ và nuốt từ từ.
- Không để bụng quá đói và cũng không ăn quá no.
- Không ăn những loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường.
- Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn.
- Không uống rượu, bia hút thuốc lá, uống cafe, đồ uống có gas và các chất kích thích.
- Không nên ăn trước khi đi ngủ. Nếu cảm thấy đói chỉ nên uống một ly sữa ấm.
- Tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn.
- Nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây tươi để bổ sung hàm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Không vận động mạnh ngay sau khi ăn.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì kiêng gì?
Kiểm soát tâm lý nhằm tránh stress
Thường xuyên lo lắng dẫn đến stress chính là kẻ thù của bệnh trào ngược dạ dày. Chính vì thế mà phụ nữ khi mang thai muốn hạn chế trào ngược dạ dày thì cần giữ cho mình tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái. Để giúp tinh thần luôn lạc quan, vui tươi mẹ bầu có thể chọn một số cách:
- Xem phim, nghe nhạc, đọc sách,..
- Tập bài tập yoga cho phụ nữ mang thai.
- Thiền định.
- Tham khảo những tài liệu hoặc tham gia những khóa học chăm sóc sức khỏe thai kỳ, cẩm nang chăm sóc bé.
- Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ cảm xúc với chồng và người thân.
Hãy duy trì lối sống lành mạnh
Việc duy trì được lối sống lành mạnh không những giúp hạn chế trào ngược dạ dày khi mang thai, mà còn giúp thúc đẩy quá trình hoạt động hiệu quả của hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp mẹ bầu có một thai kỳ thực sự khỏe mạnh.
- Dành thêm thời gian nghỉ ngơi phù hợp cho cơ thể.
- Sắp xếp công việc và chăm sóc gia đình một cách hợp lý.
- Không thức khuya và không làm việc quá sức.
- Hãy ngủ đủ giấc. Đảm bảo mẹ bầu ngủ đủ từ 7=8 giờ đồng hồ mỗi ngày.
- Thường xuyên luyện tập thể chất với những bộ môn phù hợp với sức khỏe mẹ bầu.
- Kiểm soát cân nặng ở mức cho phép. Tuy nhiên cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.
- Mặc quần áo rộng, thoáng. Nên lựa chọn loại vải cotton 100% để tránh gây ra áp lực lên vùng bụng của mẹ bầu.
Nằm gối cao đầu khi ngủ
Hiện tượng trào ngược dạ dày thường sẽ xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm khi đang ngủ. Chính vì thế để ngăn ngừa tình trạng này mẹ bầu nên nằm gối cao hơn bình thường khi đi ngủ. Điều này sẽ hạn chế những cơn trào ngược dạ dày, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
Sử dụng thảo dược
Một số loại thảo dược giúp hạn chế trào ngược khi mang thai mẹ bầu cũng nên sử dụng. Bởi đây là giải pháp an toàn mà cũng mang lại khá nhiều hiệu quả. Một số loại thảo dược được khuyên dùng cho bà bầu bao gồm:L
- Nha đam.
- Trà hoa cúc.
- Gừng.
- Nghệ.
- Mật ong.
Sức khỏe phụ nữ khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Vì thế nếu bạn nhận thấy mình có dấu hiệu bệnh lý về trào ngược dạ dày khi mang thai, bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định áp dụng bất cứ liệu pháp nào. Điều này không những an toàn cho cả mẹ và bé mà bác sĩ còn giúp bạn lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng bệnh. Để không gặp phải những rủi ro không mong muốn xảy ra trong thai kỳ. Chúc bạn nhiều sức khỏe!