Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Học từ trong bụng mẹ

Đừng đánh giá thấp khả năng của bé khi chưa được sinh ra. Mọi đứa trẻ đều có thể học tập nghiêm túc ngay từ khi còn là một bào thai. Chính bụng mẹ là “ngôi trường” đầu đời của các bé.

Các bà mẹ thường có cảm nhận rõ ràng nhất về thai nhi khi bắt đầu ở tháng thứ tư. Từ đó, những liên kết mẹ – con đã tự nhiên hình thành. Tuy nhiên, bạn có thể “nói chuyện” với con từ thời điểm sớm hơn, khi em bé được khoảng sáu tuần tuổi. Lúc này, bộ não non nớt của bé đã bắt đầu hoạt động. Và dù chưa thể cảm nhận được hết những gì bạn chia sẻ, nhưng em bé đã phần nào có được sự liên kết với người mẹ ở bên ngoài.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thai nhi có khả năng “nghe trộm” những tâm sự của mẹ dù bé chẳng thể hiểu những gì mẹ nói. Khi được sinh ra, em bé có thể ngưng khóc và phản ứng lại với những âm thanh quen thuộc như giọng nói của bố mẹ, loại nhạc mà mẹ hay nghe, những câu chuyện mà mẹ từng kể khi em bé còn ở trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, sự “khuấy động” quá mức cũng không tốt. Giao tiếp dồn dập dễ gây ra những lộn xộn khiến bé không thể chọn lọc được thông tin.

Mọi đứa trẻ đều có thể học tập nghiêm túc ngay từ khi còn là một bào thai

Giao tiếp thế nào là đủ?

Chưa có định nghĩa nào nêu ra được sự chính xác trong khái niệm “đủ” ở đây. Việc giao tiếp với bé nên thực hiện khi bản thân người mẹ cảm thấy thực sự thoải mái, dễ chịu. Đừng cố giao tiếp khi cảm thấy bị gượng ép hoặc chỉ để cho xong nhiệm vụ.

Khi mẹ nghe nhạc, hãy bật âm lượng ở mức độ vừa phải, nhẹ nhàng. Bé rất sợ nhưng âm thanh ầm ĩ. Ban đầu, bố mẹ có thể “khuấy động” não bé khoảng mười lăm phút mỗi ngày, sau đó tăng dần lên. Đến 28 tuần tuổi, thai nhi cần được “khuấy động” nhiều hơn nữa, cụ thể là mỗi lần “khấy động” khoảng 15 phút, một ngày chia làm ba lần.

Những cách “khuấy động” thai nhi

Nghe nhạc: Mỗi loại nhạc đều có khả năng đánh thức cảm xúc và có những ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính cách của bé. Nhạc cổ điển giúp bé thông minh và giữ được bình tĩnh, trong khi nhạc Rock lại khiến cho nhịp tim của bé đập nhanh.

Trong lúc nghe nhạc, mẹ nên đặt trên bụng một chiếc chăn hoặc một chiếc gối để âm thanh không làm ảnh hưởng trực tiếp tới bé. Không sử dụng tai nghe áp lên bụng vì hành động ấy sẽ có những tác động xấu tới khả năng của bé sau này.

Khiêu vũ: Những động tác khiêu vũ nhẹ nhàng cũng là cách giao tiếp cùng bé.

Hát cho bé nghe: Kể cả khi bạn không thuộc lời bài hát, bạn cũng có thể “là lá la…” những điệu nhạc mà bạn thích vào những thời điểm như đi chơi, nấu nướng, ngồi trên ô tô… để bé có thể nghe được giọng nói của bạn. Hát hò cũng giúp cho tinh thần mẹ hưng phấn hơn nhiều đấy.

Hôm nay, mẹ con mình sẽ đi…: Đừng tưởng là bạn đang trò chuyện một mình nhé, bé yêu sẽ nghe hết những gì bạn nói đấy. Mỗi khi bạn đi đâu, làm gì, bạn có thể giới thiệu với con mình và con sẽ cảm nhận được điều đó.

Nào anh, hãy nói điều gì đi chứ: Có thể ông xã của bạn sẽ rất ngại ngần trong việc giao tiếp cùng con khi bé chưa ra đời. Vì thế, hãy động viên và khuyến khích chồng cùng nói chuyện với bé hàng ngày. Bạn có thể nói với ông xã rằng bé sẽ nhận ra giọng nói của bố và làm quen với bố nhanh hơn khi bé được sinh ra.

Đây là quả dưa đấy, con yêu ạ: Vị giác của bé đang phát triển dần dần trong bụng mẹ. Những loại đồ ăn mẹ vẫn ăn thường có ảnh hưởng tới gu ẩm thực của bé sau này. Khi bạn thưởng thức bất cứ món ăn gì, hãy nhớ giới thiệu cho bé và miêu tả cả mùi vị của nó cho bé nghe nữa.

Đạp thêm nữa đi, con yêu: Chắc phải chờ đến 22 tuần tuổi, bạn mới cảm nhận được rõ những cú đạp mạnh của bé cho dù bé đã có thể duỗi và chuyển động từ tuần thứ 10. Hãy dành thời gian chơi với bé mỗi khi thấy bé đạp đạp. Mẹ có thể chạm tay hoặc ấn nhẹ vào bụng mình và nói: Đạp nào, đạp nữa đi con khi cảm nhận được sự “đáp trả” của bé. Hãy tiếp tục ấn nhẹ tiếp vào vùng khác của bụng và lặp lại câu nói ấy.

Cùng con chơi ú òa bằng việc sử dụng ánh sáng: Bé rất thích trò chơi này ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Từ 28 tuần tuổi, các bé rất nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài. Bạn sẽ biết điều này khi bật một chiếc đèn với lượng ánh sáng vừa phải rồi chiếu vào bụng mình.

Phản ứng của bé lúc ấy là sẽ đạp liên hồi vào bụng bạn. Khi đó, bạn từ từ lùi chiếc đèn ra xa và chiếu ánh sáng ra hướng khác, bé sẽ thôi đạp dần và dừng lại để nghỉ ngơi. Nhưng hãy nhớ, trước khi bắt đầu trò chơi này, bạn nên báo trước với bé vì có thể bé sẽ giật mình vì sự xuất hiện ánh sáng bất thình lình ấy.

Meyeucon.org - 21/05/2010
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • [Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Bà bầu bị đau mỏi chân do đâu? Cách xử lý như thế nào?
  • Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?
  • Cách giúp mẹ bầu giảm tiểu đêm hiệu quả

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn