Đau mỏi chân là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Đau mỏi chân có thể gây ra khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi của bà bầu. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu bị đau mỏi chân? Cách khắc phục thế nào cho hiệu quả? Các bạn cùng xem chi tiết ở bài viết sau:
Mục lục
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau mỏi chân
Trong quá trình mang thai, rất nhiều mẹ bầu gặp tình trạng đau mỏi chân, nguyên nhân có thể là do:
– Do tăng cân: Khi mang thai, cân nặng của mẹ bầu có thể tăng rất nhanh, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Điều này khiến cho các mạch máu bị chèn ép, làm việc lưu thông máu trở nên khó khăn, máu bị ứ đọng lại trong lòng mạch dẫn đến tình trạng phù nề, tê mỏi chân.
– Do thay đổi nội tiết tố: Trong những tháng thai kỳ, nồng độ hormone ở mẹ bầu tăng cao, sản sinh ra Relaxin – chất làm giãn cơ và dây chằng vùng chậu giúp thuận lợi cho quá trình sinh em bé. Tuy nhiên, cơ và dây chằng vùng chân cũng bị giãn do ảnh hưởng bởi chất nội tiết này gây nên hiện tượng đau nhức và mỏi ở chân.
– Do bị giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý tương đối phổ biến, có tới 20% phụ nữ mang thai gặp phải. Tình trạng này xảy ra có thể là do trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ phải sản sinh thêm nhiều máu để cung cấp cho thai nhi (lượng máu tăng lên khoảng 40-50%). Điều này làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch khiến chúng bị giãn nở, xoắn lại và nổi lên trên bề mặt da, đồng thời gây nên các triệu chứng đau mỏi, nặng, sưng ngứa chân ở mẹ bầu.
Đọc thêm: 12 cách chữa giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
– Do bị chuột rút: Chuột rút là hiện tượng cơ bắp bị co rút đột ngột, gây ra cảm giác đau nhói và khó chịu. Bà bầu dễ bị chuột rút chân do thiếu canxi, magie, kali hoặc vitamin B. Chuột rút thường xuất hiện vào ban đêm khi chân đã mệt mỏi do đã hoạt động suốt cả ngày. Ngoài ra, tình trạng chuột rút có thể xảy ra do mẹ bầu bị tăng cân nhiều trong quá trình mang thai.
– Do thay đổi tuần hoàn máu: Khi mang thai, tuần hoàn máu đến chân của người mẹ bị thay đổi gây ứ dịch ở bàn chân và vùng mắt cá chân. Không những vậy, tử cung ngày một to ra gây chèn ép lên các mạch máu, khiến máu khó lưu thông đến khu vực chân dẫn đến tình trạng chân bị tê mỏi, đau nhức, phù nề.
Mẹo khắc phục đau mỏi chân ở bà bầu hiệu quả
Tình trạng đau mỏi chân khi mang thai hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải và để cải thiện hiệu quả các triệu chứng này, các mẹ có thể tham khảo những mẹo sau:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Như đã nói ở trên, bà bầu mang thai bị nhức mỏi chân có thể là do bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, canxi, vitamin, khoáng chất… vậy nên để cải thiện tình trạng này, các mẹ bầu cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vi chất cùng vitamin từ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc… Nếu muốn dùng viên uống bổ sung canxi, sắt, magie… các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Uống đủ nước mỗi ngày
Hơn 70% cơ thể là nước nên mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày, có thể uống nước lọc, nước trái cây, sữa… để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Uống nhiều nước không chỉ làm ẩm da mà còn làm loãng máu giúp máu được lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng tắc nghẽn gây tê mỏi chân tay.
Xoa bóp chân
Xoa bóp chân 15-20 phút mỗi ngày sẽ giúp máu ở khu vực này được lưu thông tốt hơn, giảm đau mỏi chân hiệu quả. Các mẹ nên xoa bóp nhẹ nhàng từ bàn chân hướng đến mắt cá chân rồi lên bắp chân. Có thể sử dụng các loại tinh dầu như bạc hà, oải hương để xoa bóp cùng nhằm tăng thêm hiệu quả.
Ngâm chân
Mẹ bầu bị đau mỏi chân có thể thực hiện ngâm chân với các nguyên liệu như muối, lá ngải, sả, lá lốt… sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này. Nước ấm thảo dược sẽ kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được lưu thông giúp các mẹ bầu cảm thấy thoải mái, bớt đau mỏi chân và dễ ngủ hơn.
Giải đáp: Bị giãn tĩnh mạch chân có nên ngâm chân?
Kê cao chân khi ngủ và nghỉ ngơi
Khi ngủ hay nằm nghỉ các mẹ bầu nên dùng gối kê chân cao lên, tốt nhất là cao hơn tim khoảng 15-30cm, để trong thời gian 15-20 phút sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng tê mỏi, đau nhức chân hiệu quả.
Nằm nghiêng
Nằm nghiêng là cách giúp mẹ bầu giảm áp lực cân nặng lên tĩnh mạch chủ dưới chân. Điều này sẽ giúp đôi chân cảm thấy thoải mái hơn, giảm đau mỏi, sưng phù đáng kể.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là phương pháp cực kỳ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm nhức mỏi chân ở bà bầu. Các mẹ có thể dùng túi chườm lạnh chườm lên vùng chân bị đau mỏi khoảng 20 phút, ngày thực hiện 3-4 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 60 phút. Nếu không có túi chườm, mẹ bầu có thể sử dụng khăn nhúng vào nước lạnh xong đắp lên vị trí bị nhức mỏi đến khi khăn hết lạnh.
Tham khảo: 7 cách hết mỏi chân nhanh nhất