Sắt có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi, bổ sung đủ sắt là điều cần thiết để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, có những chị em bổ sung quá mức gây thừa sắt có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Cùng tìm hiểu về “Thừa sắt khi mang thai nguy hiểm như thế nào?” ngay sau đây nhé.
Mục lục
Bà bầu thừa sắt có sao không?
Thiếu sắt làm tăng nguy cơ thiếu máu, khiến thai sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng, thai nhi phát triển chậm. Tuy nhiên, bổ sung thừa sắt cũng gây ra những vấn đề sức khỏe như:
Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
Bà bầu bị dư sắt ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi. Khi lượng sắt trong máu nhiều gây cản trở cho quá trình tạo máu – điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Hệ quả là bé dễ bị sinh non, sau sinh có thể gặp các vấn đề về sức khỏe.
Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Thừa sắt có liên quan tới tiểu đường thai kỳ. Khi cơ thể dư thừa sắt khiến quá trình sản xuất insulin ở tuyến tụy bị ảnh hưởng xấu, lượng đường trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Hệ quả nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, em bé sinh ra bị vàng da, hệ hô hấp khó phát triển hoàn thiện, tăng nguy cơ sinh non.
Gan và thận bị ảnh hưởng
Sắt dư thừa tích tụ lại gan và thận, khi sắt lắng đọng lại nhiều gây tổn thương các cơ quan này và thúc đẩy nguy cơ suy gan, ung thư gan.
Bệnh tim mạch
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa sắt có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người trưởng thành, và điều này có thể áp dụng cho bà bầu nếu lượng sắt dư thừa.
Nâng cao nguy cơ nhiễm trùng
Sắt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nếu có lượng sắt dư thừa trong cơ thể, có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ảnh hưởng đến hấp thụ các khoáng chất khác
Việc thừa sắt có thể gây ra sự cạm bẫy và cạm trở hấp thụ của các khoáng chất khác như kẽm và đồng, có thể dẫn đến các vấn đề dinh dưỡng.
Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa
Cơ thể dư thừa sắt là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là táo bón gây ra vô số khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu uống sắt bị táo bón và cách khắc phục
Ảnh hưởng tâm lý
Thừa sắt khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược nên tâm lý mẹ bầu thường hay căng thẳng, uể oải, tâm lý thất thường.
Tìm hiểu chi tiết: Mẹ bầu dư sắt có bị sao không?
Dấu hiệu cảnh báo thừa sắt ở bà bầu
Khi lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết và không được kiểm soát tốt, bà bầu có thể xuất hiện các dấu hiệu dư sắt như:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
- Gặp phải vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón
- Vàng da
- Suy gan
- Khó thở, thở nhanh và nhịp tim nhanh hơn.
- Tinh thần lơ mơ, thiếu tỉnh táo…
Cần làm gì khi có dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu?
Ngay khi có dấu hiệu thừa sắt, mẹ bầu cần xử trí như sau:
- Ngưng uống sắt viên ngay và thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Chế độ ăn uống cần bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ từ rau củ quả giúp giảm hấp thu sắt ở hệ tiêu hóa.
- Dùng các thực phẩm có tính lợi tiểu như nước rau má, râu ngô… để nhanh chóng đào thải lượng sắt dư thừa.
- Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa, tùy vào mức độ thừa sắt mà bác sĩ xác định phương pháp can thiệp phù hợp.
Một số lưu ý khi mẹ bầu bổ sung sắt trong thai kỳ
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần có những kiến thức cơ bản trong bổ sung sắt. Mẹ nên làm:
- Uống sắt đúng liều lượng, thời gian theo bác sĩ hướng dẫn. Không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Bổ sung kèm vitamin C để cơ thể tăng cường hấp thu sắt.
- Uống nhiều nước khi bổ sung sắt để hạn chế tình trạng táo bón do sắt là khoáng chất khó hấp thu.
- Không uống sắt trước khi đi ngủ có thể gây mất ngủ, khó ngủ.
- Không dùng sắt đồng thời cùng với các thuốc giảm tiết axit trong điều trị viêm loét dạ dày.
- Không bổ sung sắt đồng thời với canxi, tốt nhất nên dùng 2 loại thuốc này cách xa nhau để tránh tác động không tốt lên sức khỏe của thai phụ.
Tìm hiểu thêm: uống sắt và canxi vào thời điểm nào trong ngày tốt nhất?