Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Vì sao bà bầu dễ mắc bệnh

Trong đại dịch cúm A/H1N1 vừa qua, theo thống kê sơ bộ của Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), 25% số ca tử vong bởi căn bệnh này là phụ nữ mang thai.

Đặc biệt, trong những ngày gần đây, căn bệnh viêm phổi lạ vừa được phát hiện thì cả 3 người mắc đều là bà bầu.

Bệnh lý “phiền phức” hơn

3 điều phụ nữ mang thai cần chú ý:

1. Giữ gìn sức khỏe từ vận động, lao động, ăn uống, phòng ngừa các bệnh lý có thể lây truyền.

2. Khi có biểu hiện bất thường nên khám sớm.

3. Người có thai, tần suất tái khám cần phải dày hơn.
BS Nguyễn Trung Cấp

Ngày 23/5, BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu – Điều trị tích cực, BV Nhiệt đới TƯ, người trực tiếp điều trị cho 3 bệnh nhân mắc bệnh phổi lạ cho hay: Hiện nay, 2 sản phụ đã hồi phục sức khỏe, còn 1 bệnh nhân vẫn ở trong tình trạng nặng, đang được theo dõi và điều trị tích cực. Cả 3 thai phụ đều nhập viện trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng: Suy hô hấp, hai phổi trắng xóa, huyết áp kẹt, mọi xét nghiệm đều chưa rõ nguyên nhân gây bệnh…

Giải thích về hiện tượng phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh và khi mắc nặng hơn người khác, BS Cấp cho rằng, khi mang thai người phụ nữ thay đổi rất nhiều về thể trạng, nội tiết… nên sức đề kháng và khả năng chống đỡ bệnh tật kém đi. Bất cứ bệnh lý gì trên những người có thai cũng “phiền phức” hơn. Các bệnh lý xảy ra với người bình thường đều có thể xảy ra ở người có thai, nhưng với thai phụ, một số mầm bệnh có thể khác biệt hơn. Có bệnh hiếm gặp ở người bình thường nhưng có thể gặp ở phụ nữ có thai.

Theo TS.BS Lưu Thị Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, người phụ nữ mang thai, bản thân phải chịu trách nhiệm cả cơ thể của con, nên khi mắc bệnh, luôn sợ phải dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ thường chịu đựng và chỉ đến viện khi bệnh đã nặng.

“Điều trị cho người có thai mắc bệnh khó khăn hơn với người bình thường, vì thuốc nào cũng có tác dụng phụ của nó. Tránh các tác dụng phụ với người bệnh đã là khó khăn rồi, nay phải tránh cả tác dụng phụ của thuốc đối với sự phát triển của thai càng khó hơn nhiều” – BS Cấp nhấn mạnh.

Tuổi thai lớn – nguy cơ cao

“Khi có dấu hiệu bất thường, các thai phụ phải đến bác sĩ ngay để khám hoặc điều trị, không cố “để thử xem sao”. Có bà bầu mắc viêm họng nhưng lại chọn giải pháp chịu đựng để nó… qua đi. Nhưng nếu để bệnh nặng dẫn đến sưng amidan, sốt cao, thì việc điều trị sẽ khó khăn do phải dùng các thuốc đặc trị, đồng thời sốt cao ảnh hưởng lớn đến bản thân người mẹ và thai nhi”.

TS.BS Lưu Thị Hồng

Theo BS Cấp và BS Hồng, một trong những nguy cơ phụ nữ mang thai dễ mắc là các nhiễm trùng tiết liệu. Trong quá trình mang thai, âm đạo tiết dịch nhiều hơn bình thường, cùng với việc vệ sinh không tốt nên dễ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo. Nguy cơ nhiễm khuẩn dễ dẫn đến sảy thai, sinh non, nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con.

Theo các nghiên cứu, các mầm bệnh hoặc các độc tố của vi khuẩn từ máu mẹ vào thai qua bánh rau hoặc trực tiếp qua đường âm đạo. Nếu thai còn quá nhỏ (dưới 12 tuần, trong giai đoạn phôi đang hình thành các bộ phận của cơ thể) thì một số virus có thể gây dị tật cho thai nhi. Với các loại vi khuẩn, người ta thấy không phải lúc nào chúng cũng có thể xâm nhập thai vì còn phụ thuộc vào tuổi thai, cấu trúc của rau thai. Thông thường khi tuổi thai còn ít tuần, cấu trúc của các gai rau còn dày đặc thì hầu hết các loại vi khuẩn không đi qua được. Khi tuổi thai lớn đến gần ngày sinh, cấu trúc của gai rau thai đã mỏng đi nên nhiều loại vi khuẩn có thể qua được rau để xâm nhập vào thai nhi.

Các phụ nữ mang thai khi mắc bệnh cũng đòi hỏi sự chăm sóc cực kỳ đặc biệt. Vừa qua, Hiệp hội điều tra về chăm sóc cúm chuyên sâu Australia và New Zealand đã theo dõi sức khỏe của những phụ nữ mang thai bị nhiễm cúm A/H1N1 và phải nhập viện. Kết quả cho thấy, phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn từ 20 tuần tuổi trở lên đã phải đối mặt với nguy cơ cần tới sự chăm sóc đặc biệt, cao gấp 13 lần so với những phụ nữ nhiễm cúm A/H1N1 nhưng không mang thai.

Mang thai là một trọng trách lớn lao của người mẹ để sinh ra những đứa con khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Để thực hiện được trọng trách đó, người mẹ phải đối diện và vượt qua rất nhiều khó khăn để đảm bảo sức khỏe, tránh được bệnh tật. Theo các bác sĩ, người mẹ cần thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể, nơi ở, đặc biệt chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày. Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người, ô nhiễm hoặc có độ nóng, ẩm cao… Nếu trong gia đình có người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc có người bị sốt vì bất cứ nguyên nhân nào cũng cần tránh không cho bà mẹ phải tiếp xúc trực tiếp với họ.

TS.BS Lưu Thị Hồng và BS Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần tuân thủ chế độ ăn uống, dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi hợp lý; tránh các hoạt động nặng, môi trường độc hại, khi có bệnh cần được quan tâm, điều trị nhiều hơn. Trước những bất thường về sức khỏe không được chủ quan, phải đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Meyeucon.org - 24/05/2010
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • [Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Bà bầu bị đau mỏi chân do đâu? Cách xử lý như thế nào?
  • Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?
  • Cách giúp mẹ bầu giảm tiểu đêm hiệu quả

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn