Hỏi: Tôi yêu một bạn gái cùng cơ quan. Mới đây tôi phát hiện chân bạn ấy có 6 ngón (nên lúc nào bạn cũng phải đi tất để che). Nghe nói đó là bệnh di truyền. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng ngừa?
Trả lời: Đôi khi có những trẻ sinh ra bị dị dạng bẩm sinh như sứt môi, chân 6 ngón hoặc có màng như chân vịt… Thường rất khó tìm nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do tác động của môi trường hoặc cả hai, còn trên 50% thì không tìm được nguyên nhân. Theo một số thống kê bệnh tật cho thấy, số lượng bệnh di truyền do đột biến gen nhiều hơn bệnh do đột biến nhiễm sắc thể. Nhưng đột biến gen lại chủ yếu là gen lặn. Số người bị bệnh (biểu hiện ra kiểu hình ít hơn nhiều so với người mang gen lặn không biểu hiện bệnh), vì thế việc phát hiện những người lành lặn nhưng không mang gen bệnh là một nhiệm vụ quan trọng của di truyền người và đó cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh di truyền một cách tích cực. Tốt nhất trước khi xây dựng gia đình, nam nữ thanh niên nên đến trung tâm tư vấn sức khỏe để khám kiểm tra xem hai người có mang gen bệnh lặn giống nhau không? Hoặc không kết hôn họ hàng gần, không hút thuốc lá, không uống rượu khi có thai, người mẹ không nên mang thai sau 35 tuổi. Khi mang thai cần ăn đủ dinh dưỡng đặc biệt đủ i-ốt, acid folic, tránh dùng các thuốc ảnh hưởng tới thai nhất là ở tuổi thai dưới 11 tuần… như vậy sẽ giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh. Trường hợp bạn gái của bạn, nếu không muốn mất tự tin, có thể đến khoa xương hoặc phẫu thuật tạo hình để cắt bỏ ngón thừa.
BS. Trần Thị Hạnh – Theo Sức Khỏe & Đời Sống
trang đã bình luận
em năm nay 20 tuoi.gia đình em có cha em bị tật cả 2tay đều có 4 ngón.nhưng sau khi lập gia đình thì sinh ra 3 anh em em (em và 2em gái của em) thì đều không sao.vậy khi em lâp gia đình với người bình thường thì có bị chịu ảnh di truyền của cha em không ah!
Meyeucon.org đã bình luận
Việc có di truyền dị tật hay không thì không thể chỉ dựa vào yếu tố đó để xác định. Đôi khi đến đời sau nữa mới có dị tật đó. Nói chung cũng có thể có, có thể không bị. Yếu tố di truyền, dị tật rất phức tạp, cần phải dựa vào nhiều yếu tố xét nghiệm mới biết có hay không.
Vu thi Ngoan đã bình luận
Hỏi: Tôi mang thai 7 tuần, hay hắt hơi, sổ mũi
Tôi có thai được 7 tuần nhưng tôi thường xuyên bị hắt hơi va sổ mũi, không bị sốt.Xin cho hỏi đó có phải là tôi bị cảm cúm không?Và có bị ảnh hưởng đến thai nhi không?Xin cảm ơn bác sĩ.
Meyeucon.org đã bình luận
Trả lời: Hắt hơi sổ mũi lúc giao mùa cũng là bình thường
Chào bạn,
Đây là thời điểm giao mùa, nhất là trong điều kiện khói bụi ô nhiễm như thế này thì chuyện hắt hơi sổ mũi cũng là việc bình thường. Lúc này bạn đang mang thai 7 tuần, nếu bị cúm sẽ có nguy cơ rất cao dẫn tới sảy thai, dị tật thai nhi… Vì vậy bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
– Cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn để giữ gìn sức khỏe
– Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bạn có thể ăn tỏi vì đó là một thứ kháng sinh tự nhiên tốt, uống nước cam vì có nhiều vitamin C tăng sức đề kháng….
– Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc trong giai đoạn này
– Nếu có dấu hiệu sốt hoặc tình trạng kéo dài vài ngày cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và nguy cơ.
– Nếu nước mũi vàng xanh thì đi khám BS chuyên khoa tai mũi họng và dùng thuốc theo chỉ dẫn.
– Nếu bạn không yên tâm thì cũng nên đi khám bác sĩ để giải tỏa tâm lý, việc căng thẳng/stress khi mang thai cũng không tốt
– Giai đoạn tới đây có thể bạn sẽ đi siêu âm, khám sức khỏe, vì vậy cần nêu rõ với các bác sĩ các triệu chứng trên để các bác sĩ có thể kiểm tra kỹ hơn.
– Do thường xuyên ngạt mũi nên bạn sẽ thở kém hơn, vì thế phải tập thở nhiều để bảo đảm ôxy trong máu
Chúc bạn mạnh khỏe!