Hỏi: Con trai tôi hơn 2 tuổi, rất lanh lợi, ăn uống và phát triển bình thường. Bé rất thích hát, thích nghe kể chuyện và đọc thơ, bé có thể đọc thuộc và hát thuộc rất nhiều bài hát, bài thơ. Ai cũng khen bé thông minh nhưng tôi thấy lo lắng vì bé hơi “thiếu nam tính”. Bé rất tình cảm và nhẹ nhàng với mẹ, rất ngoan và biết sợ mẹ. Chỉ cần ai đó lớn tiếng một chút, bé sẽ khóc mếu máo.
Bé rất thích đi đến công viên hay khu vui chơi, nhưng lại rất nhút nhát và không dám tham gia các trò chơi một mình cũng như không hòa nhập vào chơi cùng các bạn khác. Bé cũng không biết giành đồ chơi với bạn và hay nhường nhịn bạn. Tôi lo với tính tình như vậy, bé sẽ khó hòa nhập khi đi học và khó tự lập trong cuộc sống về sau.
Trả lời: 2-3 tuổi là độ tuổi bé thường hay đồng nhất hóa với thần tượng, tức là bắt chước những điệu bộ của mẹ hay ba, người mà bé yêu thương nhất. Độ tuổi này việc xác định xu hướng giới tính hay định dạng giới tính còn quá sớm, tuy nhiên với những biểu hiện mà bạn đã chia sẻ, bạn cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa giúp bé tự tin hơn như:
- Tập cho bé làm quen với những âm thanh lớn: xe chạy, giọng người, tiếng ồn… tạo cho bé cảm giác an toàn không có gì phải sợ hãi, mếu máo.
- Dắt bé đi chơi nhiều những nơi công cộng, tạo điều kiện tiếp xúc với nhiều người.
- Tại nhà khuyến khích bé nói những gì bé thắc mắc, cung cấp từ, tạo tình huống khuyến khích trẻ giải quyết chứ không làm thay trẻ.
- Bạn sắp xếp cho trẻ chơi với nhóm bạn tại nhà với khởi đầu trong nhóm có thể có một vài bé nhỏ tuổi hơn cùng chơi chung, một vài bé đã quen từ trước. Với nhóm bạn như vậy bé sẽ cảm thấy tự tin hơn. Sau đó tập cho trẻ từ từ chơi với nhóm cùng độ tuổi.
- Việc giành đồ chơi với bạn không phải là hành vi đáng khuyến khích, cũng như việc nhường nhịn bạn không phải là hành vi cần xóa bỏ. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ hành vi của trẻ xảy ra trong tình huống nào, hành vi đó có phù hợp với tình huống, phù hợp với cách lý giải của trẻ và cách hiểu của trẻ hay không.
- Tất cả những biểu hiện của con bạn chưa đến mức phải can thiệp trị liệu tâm lý. Bạn đừng quá lo lắng vì đánh giá sự hòa nhập cũng như khả năng tự lập của một người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chắc chắn cùng với thời gian, bằng những kinh nghiệm của chính bản thân mình, bé sẽ dần dần vững vàng hơn vì đã có một chỗ dựa tinh thần vững chắc là sự quan tâm chăm sóc của bạn.
Bác sĩ Thái Thanh Thủy – Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2
Con trai tôi hơn 2 tuổi, rất lanh lợi, ăn uống và phát triển bình thường. Bé rất thích hát, thích nghe kể chuyện và đọc thơ, bé có thể đọc thuộc và hát thuộc rất nhiều bài hát, bài thơ. Ai cũng khen bé thông minh nhưng tôi thấy lo lắng vì bé hơi “thiếu nam tính”. Bé rất tình cảm và nhẹ nhàng với mẹ, rất ngoan và biết sợ mẹ. Chỉ cần ai đó lớn tiếng một chút, bé sẽ khóc mếu máo.
Bé rất thích đi đến công viên hay khu vui chơi, nhưng lại rất nhút nhát và không dám tham gia các trò chơi một mình cũng như không hòa nhập vào chơi cùng các bạn khác. Bé cũng không biết giành đồ chơi với bạn và hay nhường nhịn bạn. Tôi lo với tính tình như vậy, bé sẽ khó hòa nhập khi đi học và khó tự lập trong cuộc sống về sau. (Trần Thị Hồng Hạnh, Trường Tiểu học Phú Khương, Bến Tre)
Trả lời:
2-3 tuổi là độ tuổi bé thường hay đồng nhất hóa với thần tượng, tức là bắt chước những điệu bộ của mẹ hay ba, người mà bé yêu thương nhất. Độ tuổi này việc xác định xu hướng giới tính hay định dạng giới tính còn quá sớm, tuy nhiên với những biểu hiện mà bạn đã chia sẻ, bạn cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa giúp bé tự tin hơn như:
– Tập cho bé làm quen với những âm thanh lớn: xe chạy, giọng người, tiếng ồn… tạo cho bé cảm giác an toàn không có gì phải sợ hãi, mếu máo.
– Dắt bé đi chơi nhiều những nơi công cộng, tạo điều kiện tiếp xúc với nhiều người.
– Tại nhà khuyến khích bé nói những gì bé thắc mắc, cung cấp từ, tạo tình huống khuyến khích trẻ giải quyết chứ không làm thay trẻ.
– Bạn sắp xếp cho trẻ chơi với nhóm bạn tại nhà với khởi đầu trong nhóm có thể có một vài bé nhỏ tuổi hơn cùng chơi chung, một vài bé đã quen từ trước. Với nhóm bạn như vậy bé sẽ cảm thấy tự tin hơn. Sau đó tập cho trẻ từ từ chơi với nhóm cùng độ tuổi.
– Việc giành đồ chơi với bạn không phải là hành vi đáng khuyến khích, cũng như việc nhường nhịn bạn không phải là hành vi cần xóa bỏ. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ hành vi của trẻ xảy ra trong tình huống nào, hành vi đó có phù hợp với tình huống, phù hợp với cách lý giải của trẻ và cách hiểu của trẻ hay không.
– Tất cả những biểu hiện của con bạn chưa đến mức phải can thiệp trị liệu tâm lý. Bạn đừng quá lo lắng vì đánh giá sự hòa nhập cũng như khả năng tự lập của một người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chắc chắn cùng với thời gian, bằng những kinh nghiệm của chính bản thân mình, bé sẽ dần dần vững vàng hơn vì đã có một chỗ dựa tinh thần vững chắc là sự quan tâm chăm sóc của bạn.
Bác sĩ Thái Thanh Thủy
Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2