Ngay cả đối với những người trước đó không hề bị bệnh thì lúc mang thai, khả năng bị nấm âm đạo cũng rất cao do thay đổi cơ địa của sản phụ.
Ngay khi vừa mang thai, dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy chính là cơ thể tiết ra khá nhiều khí hư, nhiều hơn so với bình thường. Những loại khí hư này nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ trở thành môi trường lý tưởng để nấm hoạt động.
Nguyên nhân gây ra nấm
Vùng âm đạo của người phụ nữ vốn đã tồn tại khá nhiều loại nấm khác nhau, cả lợi và hại. Tuy nhiên, khi mang thai, lượng nấm này lại phát triển nhiều hơn so với bình thường bởi độ pH ở âm đạo thai phụ có sự thay đổi, tăng progesterone và nội tiết tố biến đổi khá nhiều, lượng đường cao hơn – những môi trường như vậy cực kỳ thuận lợi cho nấm phát triển và kích thích khi có một tác động nhỏ từ bên ngoài.
Dịch âm đạo tiết ra từ cổ tử cung nhiều hơn cũng là môi trường cho các loại nấm này phát triển, trước hệ miễn dịch yếu ớt của sản phụ, thì việc nhiễm trùng là khả năng xảy ra rất cao.
Cơ địa của người phụ nữ thay đổi rất nhiều khi mang thai
Triệu chứng nấm âm đạo
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nấm âm đạo, như ngứa, rát, đỏ, tiết dịch dày, trắng, không mùi.
Cách chữa trị
Nếu phát hiện các triệu chứng trên thì bạn nên đến gặp bác sỹ phụ khoa ngay để có biện pháp điều trị kịp thời. Sản phụ bị nấm âm đạo rất dễ để lại ảnh hưởng cho thai nhi.
Bác sỹ sẽ đưa ra các liều thuốc điều trị an toàn để trị dứt điểm nấm bởi nấm để lâu sẽ tăng nguy cơ bị sinh non.
Phòng ngừa
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên, sau khi vệ sinh xong cần lau khô, mặc quần áo thoáng mát để tránh nấm có điều kiện hoạt động.
Theo phương pháp dân gian, có nhiều bà mẹ dùng nước trà xanh để cọ rửa vùng kín, đây cũng là một cách tốt để cải thiện đáng kể môi trường âm đạo và độ pH.
Ngoài ra, sữa chua cũng giúp phần cân bằng độ pH âm đạo, vì thế, hãy bổ sung thêm sữa chua không đường vào bữa ăn hàng ngày nhé.
Theo Eva