Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Lau miệng nhiều dễ hỏng niêm mạc miệng của trẻ

Với mong muốn con khoẻ, không tưa lưỡi, không mọc nanh, răng sau này khoẻ, nhiều bà mẹ hằng ngày lau miệng cho con bằng vải mềm. Việc này sẽ làm hại niêm mạc miệng trẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, thường mọi người hay mách nhau, nếu lưỡi trẻ có “rêu” màu trắng nhạt, kèm theo trẻ biếng ăn, quấy khóc là bị tưa.

Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Đôi khi lưỡi trẻ trông bình thường lại mắc tưa, hoặc có màu trắng nhạt nhưng lại là bình thường. Trẻ chưa có răng hoặc chỉ mới nhú một vài cái răng, nhất là trẻ đang bú mẹ là chủ yếu, ít dùng sữa ngoài… việc lau miệng lưỡi hằng ngày là không cần thiết.

Nhiều trường hợp bị tưa, chữa mãi không khỏi, nhưng chỉ cần vứt vú cao su đó đi kèm theo bôi thuốc là khỏi.

Thực ra, trong miệng trẻ có cơ chế làm sạch tự nhiên bởi nước bọt tiết liên tục làm sạch tuần hoàn miệng. Dù khăn hoặc gạc có chấm nước muối, nhưng ai dám đảm bảo gạc đó không nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm nấm. Ngón tay của người lớn thì càng không đảm bảo là sạch dù đã rửa.

Tưa lưỡi do nhiều nguyên nhân chứ không phải để mồm miệng trẻ bẩn mà tưa. Miệng trẻ sơ sinh có độ pH không như trẻ lớn nên dễ bị tưa. Thực tế, trường hợp bị tưa lưỡi hay gặp ở trẻ ăn sữa ngoài, sử dụng vú cao su không sạch.

Nhiều trường hợp bị tưa, chữa mãi không khỏi, nhưng chỉ cần vứt vú cao su đó đi kèm theo bôi thuốc là khỏi. Do cơ thể còn non, sức đề kháng yếu nên trẻ dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng thông thường như ho, sốt…

Thấy con ho, sốt nhẹ, chưa biết mắc bệnh gì, đôi khi các bậc cha mẹ đã vội vàng cho con uống kháng sinh. Điều này khiến sau đó trẻ dễ mắc tưa. Tốt nhất, nếu cảm thấy nghi ngờ, có thể quệt một ít mật ong vào lưỡi trẻ (theo dân gian, mật ong có thể làm sạch miệng, chữa khỏi tưa).

Nhưng vẫn tuyệt đối không dùng khăn chấm mật ong lau miệng, đề phòng xước niêm mạc. Khi nghi ngờ tưa mà dùng mật ong không hiệu quả, cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định. Chữa tưa cần theo ý kiến bác sĩ (đôi khi tưởng tưa miệng nhưng lại là nhiễm nấm). Không tự ý “đánh tưa” bằng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng.

Meyeucon.org - 21/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ- Những điều cha mẹ nên biết!
  • Nước xương có tốt cho trẻ hay không?
  • Dinh dưỡng dành cho bé 3-5 tuổi!
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn