Y học - Bệnh lý

Bệnh cảm cúm: những hiểu biết cần thiết

Ngày: 16-09-2012

Bệnh cúm là một bệnh nhiễm virut cấp tính do virut gây ra có kèm theo nhiễm độc toàn thân, tổn thương các đường hô hấp trên và lan truyền theo đường không khí – nhỏ giọt. Bệnh cúm có tính chất theo mùa, thời điểm dễ bị bệnh nhất là đầu mùa thu cho đến cuối mùa xuân.

Bệnh cảm cúm: những hiểu biết cần thiết - Y học - Bệnh lý - Bệnh cảm cúm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Dấu hiệu của bệnh:

Bệnh cúm không như cảm lạnh bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, rét run, mệt mỏi bơ phờ, đau nhức toàn thân, chán ăn. Nếu ở thể nhẹ  thường không có biến chứng, bệnh nhân thường sốt 38-39 độ C, mạch nhanh, mắt đỏ, họng đỏ, viêm mũi, sổ mũi, viêm thanh quản gây lạc tiếng, ho, thở nhanh và nông, đôi khi có chảy máu cam. Các triệu chứng trên thường kéo dài 3-5 ngày. Khi tình trạng viêm lan đến phế quản, bệnh nhân ho ra đờm dãi, khi hết sốt vẫn còn mệt mỏi một thời gian.

Biến chứng nguy hiểm của cảm cúm:

Đối với những người còn trẻ và khoẻ mạnh thì triệu chứng đau nhức và mệt mỏi có thể kéo dài tối đa trong khoảng 2 tuần sau đó sẽ hết. Nhưng những người có nguy cơ cao như trẻ em, người lớn tuổi, người mắc mãn tính: đái tháo đường, tim mạch; người bị suy giảm miến dịch như bị bệnh AIDS, lao thì sẽ có một số biến chững nguy hiểm:

Trong đó viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất. Bệnh có thể phát triển sau 5 ngày sau khi bị bệnh. Khoảng 90% người tử vong do cúm và viêm phổi xảy ra ở những người lớn tuổi.

Đối với trẻ em từ 2 đến 16 tuổi có thêm biến chứng Hội chứng Reye xảy ra  vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ lờ đờ hoặc mê sảng, giật kinh phong  rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong rất nhanh.

Bệnh cảm cúm: những hiểu biết cần thiết - Y học - Bệnh lý - Bệnh cảm cúm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh đôi khi có những triệu chứng giống nhau nên trong chuẩn đoán điều trị dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn. Vì vậy phân biệt cảm cúm va cảm lạnh là rất quan trọng

– Cảm cúm:  thường đến bất ngờ với những triệu chứng: sốt cao, viêm họng, ho khan, đau cơ, đau dầu. Tình trạng mệt mỏi kéo dài hàng tuần và đau nhức khắp cơ thể.

– Cảm lạnh: đến từ từ  với các triệu chứng thường có là: sốt nhẹ (có trường hợp không bị sốt), ho có đờm, ngạt mũi, chảy nước mũi,cơ thể có gai lạnh. Đối với cảm lạnh, tình trạng mệt mỏi chỉ kéo dài trong vài ngày( khoảng 3-4 ngày), đau nhức toàn thân thường là rất nhẹ.

Cách phòng bệnh

  • Cảm cúm là bệnh xảy ra quanh năm và ai cũng có thể mắc bệnh nên tiêm phòng vacxin là biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vacxin phòng chống cảm cúm có hiệu lực giảm theo thời gian bạn nên tiêm vào mùa thu lúc cơ thể khoẻ mạnh.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C( có nhiều trong cam, chanh, bưởi, quýt… )
  • Thực hiên tốt vệ sinh cá nhân, tránh đến chỗ đông người khi có dịch cúm đang xảy ra. Nếu bạn bị bệnh thì hãy phòng chống lây nhiễm cho những người xung quanh bằng cách lấy khăn giấy che miệng, che miệng khi ho hay hắt xì hơi. Bệnh lây nhiễm mạnh nhất là vào 3 ngày đầu.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*